Danh mục sản phẩm
Hotline: 0906 960 800 Email:

Viêm Mũi Dị Ứng Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Phòng Bệnh

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Sốt cỏ khô hay dị ứng phấn hoa còn được coi là một số tên gọi khác của Viêm mũi dị ứng. Đây là vấn đề về mũi xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại các chất gây dị ứng. Từ đó dẫn đến các triệu chứng như cảm lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, tăng áp lực xoang, mắt bị đỏ ngứa và sưng xung quanh. 
 

Tổng quan về bệnh Viêm mũi dị ứng
 
Viêm mũi dị ứng hầu như đến từ các chất dị ứng ngoài trời hoặc trong nhà. Chẳng hạn như phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, mạt bụi, mạt giường, thú nuôi (lông, nước bọt của mèo, chó và một số động vật khác).
 
Viêm mũi dị ứng tuy là căn bệnh không đe dọa đến tính mạng con người nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng học tập và làm việc của người bệnh. Với những biến chứng có thể xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng đến xấu đến cuộc sống của người mắc phải.

Có mấy loại viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng là một bệnh miễn dịch. Do các dị nguyên ngoại lai gây ra và con đường xâm nhập chủ yếu là niêm mạc mũi. Có hai dạng viêm mũi dị ứng là viêm mũi dị ứng có chu kì và viêm mũi dị ứng không có chu kì.
  • Viêm mũi dị ứng có chu kì hay còn gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa: Là tình trạng phát bệnh vào một thời điểm nhất định trong năm. Mùa xuân là thời điểm dễ tái phát bệnh nhất vì là mùa có khí hậu nóng ẩm kèm theo nhiều phấn hoa. 
  • Viêm mũi dị ứng không có chu kì hay còn gọi là viêm mũi dị ứng quanh năm: Thường do cơ thể dị ứng với các tác nhân có trong môi trường như bụi, nấm mốc,... và phát bệnh bất kì thời điểm nào trong năm. 

Đối tượng dễ bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Nó còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và tố chất di truyền của từng người. Không phải ai tiếp xúc với dị ứng đều bị dị ứng. 
  • Con cái sẽ có tỉ lệ bị dị ứng cao, chiếm khoảng 50% nếu ba mẹ đều bị dị ứng.
  • Nếu chỉ ba hoặc mẹ bị dị ứng thì tỉ lệ con mắc bệnh giảm 30%.
  • Bị hen suyễn hoặc bệnh chàm da cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng.

Triệu chứng nhận biết bạn đang bị viêm mũi dị ứng

Triệu chứng chung có thể nhắc đến như hắt hơi hàng tràng (số lần hắt hơi có thể trên 10 lần), chảy nước mắt giàn giụa, đỏ và ngứa mắt, khô họng, ngạt mũi (thường kéo dài từ 15-20 phút sau đó giảm dần). 
 
Đối với hai thể viêm mũi dị ứng cụ thể: 

Thể bệnh có chu kì

Thể bệnh có chu kì thường xảy ra đột ngột đầu mùa nóng hoặc đầu mùa lạnh với các triệu chứng như: 
  • Nhột cay trong mũi, hắt hơi liên tục vài chục cái, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. 
  • Nước mũi chảy đầm đìa, nước mũi trong như nước lã.
  • Người bệnh có cảm giác bỏng rát ở kết mạc, vòm họng.
  • Bệnh nhân bị nặng đầu, mệt mỏi, uể oải, ngại ánh sáng.
  • Cơn dị ứng xuất hiện nhiều lần trong ngày và dịu đi vào ban đêm.
  • Bệnh kéo dài trong nhiều ngày rồi tự biến mất.
Hằng năm, vào đúng thời điểm đó bệnh sẽ tái phát. Đối với người bệnh cao tuổi nếu bệnh kéo dài trong nhiều năm có thể gây thoái hóa phù nền niêm mạc mũi dẫn đến ngạt mũi, các xương xoăn mũi phình to lên. 

Thể bệnh không có chu kì

Thể bệnh không có chu kì là thể bệnh hay gặp nhất. Bệnh nhân thường bị sổ mũi vào lúc sáng sớm thức dậy, giảm đi trong ngày, tái phát khi gặp luồng gió, gặp lạnh, tiếp xúc với bụi. Bệnh biểu hiện qua những triệu chứng như: 
  • Thời kì đầu nước mũi trong, thời gian sau đặc lại thành mủ, chảy thành từng đợt, có khi viêm loét vùng tiền đình mũi.
  • Hắt hơi hàng tràng, trường hợp nặng hắt hơi liên tục trong nhiều giờ trong ngày gây mệt mỏi và giảm trí nhớ. 
  • Ngạt mũi thay đổi theo thời gian, thời tiết và theo mùa. 
  • Viêm họng, viêm phế quản do phải thở bằng miệng.
  • Phải luôn khạc nhổ do tiết dịch ứ đọng trong vòm họng vì ngứa trong mũi, đau thắc ở gốc mũi. 
  • Niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, phủ dịch nhầy loãng, hoặc mủ đặc, màu trắng hoặc vàng, xanh khi có bôi nhiễm khuẩn. 
  • Niêm mạc mũi bị thoái thành polyp to nhẵn. 
Nếu bệnh đã thành mãn tính thì tình trạng nghẹt mũi có thể xảy ra thường xuyên dẫn đến ù tai, nhức đầu. Một số trường hợp khác có thể có hiện tượng loạn khứu giác hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi.

Giảm viêm mũi dị ứng bằng phương pháp dân gian

Chữa bằng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý để cải thiện các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi,... là phương pháp được các chuyên gia tai mũi họng khuyến cáo người bệnh viêm mũi dị ứng áp dụng. Nguyên nhân bởi nước muối có khả năng làm loãng dịch nhầy giúp cho việc đào thải chúng ra dễ dàng hơn, giảm hiện tượng tắt nghẽn khoang mũi. 
 

Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi giúp hạn chế tình trạng bệnh viêm mũi
 

Để rửa mũi đúng cách với nước muối sinh lý, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau: 

  1. Mua nước muối sinh lý bán sẵn ở các quầy dược hoặc tự pha nước muối từ 9g muối biển và 1 lít nước đun sôi để nguội để thu được dung dịch nước muối sinh lý có nồng độ 0,9%. 
  2. Bỏ nước muối sinh lý vào bình rửa mũi đã vệ sinh sạch sẽ.
  3. Đứng lại gần bồn rửa mặt hoặc hứng một cái chậu nhỏ phía dưới trước khi tiến hành rửa mũi. 
  4. Nghiêng đầu một góc 45 độ, há miệng rồi đưa bình rửa mũi vào cánh mũi phía trên. Bóp nhẹ bình rửa để nước muối chảy vào trong mũi. 
  5. Nước muối sẽ chảy xuống lỗ mũi phía dưới hoặc chảy ra đường miệng và cuốn theo dịch nhầy, bụi bẩn ra ngoài. Lưu ý không ngửa đầu ra sau trong quá trình rửa mũi để tránh nước muối chảy ngược.
  6. Xì nhẹ để loại bỏ hoàn toàn lượng dịch nhầy trong mũi còn sót lại. 
  7. Tiến hành tương tự với cánh mũi còn lại. 
  8. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần để giúp mũi thông thoáng và sạch sẽ.

Chữa bằng tỏi và mật ong

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Mẹo chữa này tận dụng đặc tính kháng khuẩn, chống dị ứng và tiêu viêm của dược liệu nhằm ngăn ngừa bội nhiễm, tăng dẫn lưu dịch tiết. Đồng thời, cải thiện các triệu chứng khó chịu như sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi,... 
 
Theo nghiên cứu, mật ong có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và phục hồi da, niêm mạc bị tổn thương. Vì vậy, mật ong thường được dùng phối hợp với tỏi để điều trị một số bệnh lý - trong đó có viêm mũi dị ứng.
 

Kết hợp tỏi và mật ong mang lại hiệu quả đáng kể trong việc trị viêm mũi dị ứng

Dân gian lưu truyền hai mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong sau: 

  • Cách 1: Ngâm 100g tỏi với 200g mật ong trong bình thủy tinh từ 15-20 ngày. Khi dùng, nên ăn 1-2 thìa mật ong cùng với hai tép tỏi để tăng sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp khi thời tiết thay đổi.
  • Cách 2: Bằm 100g tỏi sống, sau đó ngâm với 100g mật ong trong 5-7 ngày. dùng bông gòn thấm dung dịch và nhét trực tiếp vào lỗ mũi để tinh chất thấm vào niêm mạc hô hấp trên. Thực hiện mẹo chữa này từ 2-3 lần/ngày. 

Chữa bằng gừng

Gừng chứa rất nhiều hoạt chất có ích trong việc chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng như sắt, kẽm, axit pantothenic,... Đây là những hoạt chất có tác dụng giảm đau, chống viêm nhiễm, sát trùng, làm thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu, giúp cải thiện tình trạng ngạt mũi, nhanh chóng làm lành các tổn thương niêm mạc mũi. 
 

Gừng được xem là một "phương thuốc" hiệu quả trong quá trình chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Một số cách áp dụng gừng như sau: 

  • Uống trà gừng: Lấy một vài lát gừng tươi cho vào ấm nước sôi. Đậy nắm ấm và chờ khoảng 10-15 ngày thì lấy ra uống. Có thể thêm chút mật ong vào tăng hương vị và hiệu quả chữa bệnh. Uống mỗi ngày 2-3 chén nước trà gừng bạn sẽ nhận thấy bệnh cải thiện nhanh chóng.
  • Kết hợp gừng với hành khô và giấm: Lấy một củ gừng và khoảng 20g hành lột vỏ, rửa sạch, giã nát. Đun sôi hành và gừng với 300ml nước sạch. Thêm 1 ít giấm vào hỗn hợp này, khuấy đều. Dùng nước này xông mũi 2-3 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn. 

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa dứt điểm được không?

"Viêm mũi dị ứng có thể điều trị dứt điểm được không?" có lẽ là câu hỏi thường gặp của nhiều người. 
 
Trong các bệnh của đường hô hấp thì viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất. Đây là một bệnh của hệ thống miễn dịch, trong đó cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể, các IgE khi tiếp xúc với các dị nguyên. Có thể nói đơn giản hơn là bệnh mang yếu tố cơ địa. 
 
Vì vậy, có thể nói rằng hiện nay chưa thể điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh viêm mũi dị ứng. Người bệnh cần phải đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khóa thăm khám trực tếp xem bệnh đang ở giai đoạn nào. Sau đó sẽ có phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng cụ thể. 

Viêm mũi dị ứng có dễ lây lan không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không cũng là thắc mắc chung của nhiều người. Về vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa cho rằng, bệnh viêm mũi dị ứng không lây. Đây là bệnh lý có cơ chế dị ứng, không phải bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây từ người sang người.
 

Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng hạn chế tái phát

Viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng và không thuộc bệnh truyền nhiễm nhưng gây nhiều phiền toái cho cho người bệnh. Do vậy, bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mắc phải.
Vì vậy, chúng ta phải chủ động phòng tránh cũng như làm hạn chế khả năng tái phát của bệnh bằng những biện pháp sau:

Hạn chế tiếp xúc với các loại dị nguyên gây viêm mũi dị ứng

  • Vệ sinh nhà cửa, loại bỏ các loại nấm mốc, mạt nhà, dọn dẹp rác và vật dụng cũ để giảm thiểu các yếu tô dị ứng trong môi trường sống, trồng thêm cây xanh hạn chế bụi. 
  • Không nuôi các loại vật nuôi nếu bạn bị dị ứng lông vật nuôi.
  • Diệt gián, chuột và các động vật có thể mang các loại vi khuẩn từ môi trường ngoài vào. 
  • Không hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá, tránh tiếp xúc với các hóa chất. 
  • Mang khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh không khí ô nhiễm. 
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng ngực, cổ và mũi vào mùa lạnh.

Một số cách tăng sức đề kháng 

  • Uống nhiều nước để giúp làm loãng chất tiết nhầy vùng mũi, giúp cho dịch tiết nhầy ở vùng mũi lỏng hơn. 
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
  • Bổ sung vitamin C.
  • Tập thể dục vào buổi sáng (lưu ý nên tránh không để gió lùa trực tiếp vào người).

Giữ vệ sinh cơ thể

  • Sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% vệ sinh mũi.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi ra ngoài vào trời tối. Tốt nhất nên vệ sinh cơ thể với nước ấm để tránh ảnh hưởng đến hô hấp, tai mũi họng.
  • Vệ sinh tai và họng để tránh mắc các bệnh tai - mũi - họng sẽ nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vùng mũi.
Medishop mong rằng những thông tin tổng quan về bệnh viêm mũi dị ứng đến từ medishop.com.vn có thể giúp các bạn có một cái nhìn rõ hơn về bệnh cũng như biết cách để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng
Tham vấn bởi Bác Sỹ:
bình luận trên bài viết “Viêm Mũi Dị Ứng Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Phòng Bệnh

Viết bình luận

Gọi ngay Zalo chat
FB chat