Danh mục sản phẩm
Bài Viết Tham Khảo
Hotline: 0906 960 800 Email:
Bài Viết Tham Khảo

Chi Tiết Cách Đo Đường Huyết Ngay Tại Nhà Bảo Vệ Gia Đình Khỏi Tiểu Đường

Tại Việt Nam hiện nay có đến hơn 4,8 triệu người đang mắc căn bệnh đái tháo đường. Con số này đang ngày càng tăng lên do sự phát triển của kinh tế xã hội. Việc đo chỉ số đường huyết chính là cách giúp bạn kiểm soát và điều trị căn bệnh này. Vậy chúng ta có nên đo đường huyết tại nhà hay không? Cần lưu ý gì khi tự đo tại nhà? Hãy cùng theo dõi bài viết để trả lời những câu hỏi này nhé!

Có nên đo đường huyết tại nhà hay không?

Đo đường huyết là gì?

Các phương pháp dùng để xét nghiệm và xác định nồng độ đường (glucose) trong máu được gọi là đo đường huyết. Việc đo đường huyết sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường biết được ở trong cơ thể đang thay đổi như thế nào. Để từ đó thiết lập một chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện khoa học, phù hợp hơn. Chỉ số đường huyết có thể thay đổi sau khi ăn, lúc thức dậy, tập thể dục,… Thay đổi cả khi bạn đang kết hợp sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng nào đó.

Đo đường huyết là gì?

Những ai nên theo dõi đường huyết thường xuyên

Ai nên đo đường huyết? Có nên đo đường huyết tại nhà thường xuyên cho những đối tượng này hay không?

Những đối tượng cần phải theo dõi đường huyết

  • Người đang mắc bệnh tiểu đường
  • Tiểu sử gia đình: Người có thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường.
  • Người mắc bệnh béo phì hoặc thừa cân
  • Người không có thói quen vận động thường xuyên
  • Người cao tuổi
  • Phụ nữ tăng cân trong quá trình mang thai

Các chỉ số đường huyết quan trọng cần biết

Chỉ số đường huyết giúp xác định được nồng độ glucose có trong máu. Thông qua chỉ số này, có thể xác định được người mắc bệnh đang ở mức độ nào. Mức bình thường, mức tiền đái tháo đường hay là người đang bị đái tháo đường? Dưới đây sẽ là các chỉ số đường huyết quan trọng mà người đo cần chú ý:

Chỉ số đường huyết của một người bình thường

Đối với người khỏe mạnh, những chỉ số đường huyết thường sẽ là như sau:

  • Đường huyết bình thường sẽ nằm trong khoảng 4 mmol/L hoặc 72mg/dL
  • Khi cơ thể hoạt động bình thường thì chỉ số đường huyết nằm trong khoảng 4,4 – 6,1mmol/L (hoặc 82 – 110 mg/dL)
  • Sau khi ăn thì đường huyết có thể sẽ tăng lên 7,8 mmol/L (hoặc 140 mg/dL)

 

Chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết của một người bị bệnh tiểu đường

Trước khi ăn: chỉ số đường huyết sẽ khoảng 4 – 7 mmol/L (hoặc 72 mg/dL - 128 mg/dL). Những chỉ số này là ở những bệnh nhân mắc bệnh loại 1 hoặc loại 2.

Sau khi ăn: chỉ số đường huyết sẽ dưới 9 mmol nếu bệnh nhân là loại 1. Với những người bệnh đang ở loại 2 thì chỉ số khoảng 8.5mmol/L. Đặc biệt đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai mà mắc bệnh sẽ có những chỉ số khác một chút:

  • Sau ăn sáng: 95 mg/dl (5.3 mmol/l) có khi sẽ thấp hơn
  • Sau ăn 1 tiếng: 140 mg/dl (7.8 mmol/l) có khi thấp hơn
  • Sau ăn 2 tiếng: 120 mg/dl (6.7 mmol/l) có khi thấp hơn

Có nên đo đường huyết tại nhà thường xuyên?

Câu trả lời cho "có nên đo đường huyết tại nhà hay không?" là có. Việc kiểm soát đường huyết thường xuyên sẽ giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm mà chưa có triệu chứng lâm sàng. Để từ đó đưa ra một lối sống khoa học, hợp lý hơn nhằm kiểm soát bệnh.

Với những người chưa mắc bệnh nhưng có khả năng mắc, việc phát hiện bệnh sớm là điều rất tốt. Bởi việc này sẽ giúp bạn có thể hạn chế được tối đa những ảnh hưởng của bệnh ngay tại giai đoạn đầu. Kiểm soát bệnh tốt giúp cải thiện vẻ ngoài, tâm lý thậm chí là tính mạng người bệnh.  Kiểm soát đường huyết thường xuyên tại nhà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, còn giúp tiết kiệm một khoản chi phí lớn nếu như bạn để bệnh tiến triển nặng hơn.

Đo đường huyết thường xuyên giúp phát hiện bệnh sớm

Lưu ý khi tự đo đường huyết tại nhà

Không tự ý chẩn đoán bệnh từ kết quả tự đo

Đối với những người bình thường, khi dùng máy để đo và kiểm soát bệnh tiểu đường. Thấy kết quả cao hơn mức bình thường cũng không được tự cho rằng đó là bệnh và mua thuốc về uống. Những lúc như vậy cần phải đến để được bác sĩ khám cũng như xét nghiệm. Khi đã có kết quả chính xác từ bác sĩ bạn sẽ được chỉ định có có bệnh thật hay không. Những loại thuốc được sử dụng cũng sẽ được bác sĩ lên đơn thuốc cho bạn.

Đến gặp bác sĩ để được tư vấn chứ không tự ý đoán bệnh

Mặc dù chúng ta thường được nghe rằng có nên đo đường huyết tại nhà và việc sử dụng máy đo đường huyết tại nhà rất an toàn và chính xác. Tuy nhiên, không phải chỉ cần một chiếc máy như vậy là bạn có thể tự cho là mình có bệnh hay không.

Bảo đảm vệ sinh

Lưu ý rằng đây là xét nghiệm xâm lấn, sử dụng phương pháp đâm xuyên qua da. Chính vì vậy mọi người cần phải đảm bảo tuyệt đối về vấn đề vệ sinh nơi chích lấy máu. Ở mỗi máy sẽ có chỉ dẫn vùng chích máu riêng. Vì vậy mà bạn cần chích kim vào đúng vị trí mà máy đã chỉ định để có kết quả đo chính xác nhất.

Số lần đo đường huyết phù hợp?

Số lần và khoảng thời gian đo đường huyết tại nhà sẽ phải phụ thuộc vào loại, mức độ tiểu đường. Ngoài ra phương pháp điều trị cũng là yếu tố ảnh hưởng.

Tiểu đường tuýp 1: Người bệnh cần đo từ 4 – 8 lần trong một ngày. Tốt nhất nên đo trước lúc ăn và sau tập thể dục, hoặc trước khi đi ngủ, một vài lần trong thời gian buổi tối. Nếu như cảm thấy cơ thể không khỏe bạn cần tiến hành đo nhiều lần hơn. Kể cả khi bạn vận động nhiều, khi bắt đầu đổi sang dùng một loại thuốc mới bạn cũng nên đo đường huyết.

Tiểu đường tuýp 2: Khi bạn uống hay sử dụng tiêm insulin thì sẽ cần đo 2-4 lần trong một ngày. Việc đo cũng sẽ phụ thuộc vào loại cũng như lượng insulin mà bạn đang dùng. Bạn có thể đo đường huyết trước lúc ăn, trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn khoảng 2 tiếng.

Nếu bạn là người mới bị bệnh tiểu đường và mới dùng thuốc thì có thể tự đo đường huyết tại nhà. Có thể đo và kiểm tra đường huyết khoảng 1 đến 2 lần vào thời điểm buổi sáng trước hoặc sau khi ăn 2 giờ.

Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên

Thời điểm trong ngày tốt nhất để đo đường huyết

Sẽ có những bệnh nhân bệnh tiểu đường cần đo đường huyết nhiều lần trong một ngày, nhiều hơn so với những bệnh nhân khác. Việc này sẽ cần đến sự chỉ định của bác sĩ dành cho từng đối tượng bệnh nhân khác nhau.

Lưu ý khác

Người bị bệnh tiểu đường sẽ cần phải hỏi ý kiến bác sĩ về khoảng thời gian đo, số lần đo mỗi ngày. Đây là cách theo dõi tình trạng sức khỏe chính xác nhất mà bạn có thể tự làm. Trẻ em mắc bệnh tiểu đường cũng nên đo đường huyết thường xuyên tại nhà. 

Lựa chọn máy đo đường huyết chất lượng

Rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng có nên đo đường huyết tại nhà hay không? Kết quả đo liệu có chính xác không? Có an toàn không? Câu trả lời là còn phải phụ thuộc xem máy đo đường huyết của bạn có đạt chất lượng hay không. 

Khi lựa chọn máy đo đường huyết bạn nên quan tâm đến độ chính xác và khả năng lưu trữ được nhiều kết quả đo. điều này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng so sánh những kết quả với nhau. Từ đó điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập sao cho phù hợp. Dưới đây sẽ là một vài mẫu máy đo đường huyết đang được nhiều người tin dùng và lựa chọn mà bạn có thể tham khảo.

Máy đo đường huyết Accu-Chek Active

Đây là một thiết kế có thể cho kết quả đo rất nhanh và chính xác chỉ trong vòng 5 giây. Đây là một máy đo đường huyết đáp ứng đúng với tiêu chuẩn ISO 15197:2013.

Máy đo có thiết kế nhỏ gọn, rất dễ sử dụng, chỉ với 6 bước sử dụng đơn giản. Màn hình hiển thị lớn cùng với hai nút bấm rất dễ đọc kết quả. Ngoài ra còn một số những tính năng khác nữa của máy có thể sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn:

  • Trong quá trình đo, bạn có thể thêm được giọt máu thứ 2 trong khoảng thời gian 20 nếu như lượng máu là không đủ.
  • Có thể đánh dấu cũng như tính kết quả trung bình của lượng đường huyết trước khi ăn và sau khi ăn. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra được sự khác biệt giữa những lần đo với nhau. Từ đó theo dõi tình trạng bệnh tốt hơn.
  • Có thể dễ dàng cài đặt chế độ nhắc nhở bạn đo đường huyết sau khi ăn 2 giờ.
  • Máy sẽ tính cho bạn kết quả đo trung bình của 7, 14, 30 hoặc 90 ngày.
  • Thiết bị có thể kết nối với máy tính bằng cổng USB. Lúc này bạn có thể tải những dữ liệu về máy để sử dụng phần mềm và phân tích những kết quả đo. Thiết bị tải và cả phần mềm này sẽ được cài đặt riêng và bạn phải mua chúng.

 

Máy đo đường huyết Accu-Chek Active

Máy đo On-Call EZ II-USA

Máy đo này sử dụng công nghệ kiểm tra bằng phương pháp sinh hóa. Phương pháp này giống với những máy test máu ở trong bệnh viện. Cho kết quả rất nhanh và chính xác vì vậy mà người dùng có thể hoàn toàn yên tâm.

Thiết kế của máy đơn giản hóa, ngoài ra nhà sản xuất cũng cắt giảm bớt những chức năng khác. Ví dụ như thời gian, chế độ tính trung bình, khả năng truyền dữ liệu với các máy tính.

Thông số kỹ thuật:

  • Bộ nhớ của máy có thể lưu trữ 100 kết quả đo.
  • Màn hình LCD có kích thước là 31 x 30.5mm
  • Kích thước của máy là 48 x 82 x 17mm
  • Trọng lượng của máy là 38 grm
  • Pin nguồn CR2032 (3.0V) sẽ cho khả năng đo được khoảng 1000 lần
  • Có âm báo tự động
  • Kết quả sẽ có sau 10 giây
  • Nếu chỉ số của bạn quá cao hoặc quá thấp thiết bị sẽ có cảnh báo
  • Bạn có thể đo ngay mà không cần phải cài đặt

 

Máy đo On-Call EZ II-USA

Máy Đo Đường Huyết Gluco.Dr

Máy cho kết quả rất nhanh, chỉ sau 5 giây bạn sẽ nhận được kết quả với độ chính xác cao. Độ chính xác này nhờ vào việc sử dụng que thử dùng điện cực vàng. Đây sẽ là sản phẩm tuyệt vời có thể đáp trả rằng có nên đo đường huyết tại nhà hay không? Đo tại nhà như vậy có nguy hiểm không?

Thiết bị được sản xuất dựa trên công nghệ vô cùng hiện đại của Đức. Không sử dụng chip như nhiều máy khác mà tự động nhập code. Một điểm cộng lớn của máy này đó là rất dễ dùng vì vậy phù hợp với người cao tuổi. Màn hình lớn giúp chỉ số hiển thị rõ ràng hơn.

Thông số kỹ thuật:

  • Máy đo Gluco.Dr có thể đo được 500 lần, con số này gấp đôi so với máy thường. Bạn có thể dùng cho tất cả các viên trong gia đình.
  • Pin có thể sử dụng cho 1000 lần đo.
  • Phạm vi kiểm tra nằm trong khoảng từ 10 – 900 mg/dL
  • Thời gian đo: 5 giây
  • Kích thước củ

a máy: 49 x 93,5 x 17,5 (mm)

  • Trọng lượng: 40g
  • Kích thước của màn hình: 37 x 42 (mm)
  • Tự động tắt máy sau 5 phút

 

 

Máy đo Gluco.Dr

Lựa chọn địa điểm bán máy đo đường huyết uy tín

Hiện nay nhu cầu sử dụng máy đo đường huyết tại nhà đang được rất nhiều người quan tâm. Vì vậy bạn sẽ có thể dễ dàng tìm mua được một chiếc máy đo tại những cơ sở y tế lớn nhỏ. Tuy nhiên không phải ở đâu cũng sẽ có những chiếc máy chất lượng, an toàn. Bạn cần phải tìm hiểu kỹ và tham khảo từ những người đã sử dụng qua.

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết nên mua máy đo đường huyết ở đâu thì có thể tham khảo tại medishop.com.vn. Đây là một nơi chuyên cung cấp tất cả những thiết bị, dụng cụ phục vụ cho ngành y tế. Những sản phẩm được bán tại đây luôn được người dùng đánh giá cao. Chính vì vậy mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không cần phải băn khoăn rằng có nên đo đường huyết tại nhà hay không.

{{https://www.medishop.com.vn/collections/may-duong-huyet-que-thu}}

Cách đo đường huyết tại nhà chính xác nhất

Chúng ta có nên đo đường huyết tại nhà và cách đo chỉ số đường huyết thì không quá khó. Những gì bạn cần làm là thực hiện đúng những bước khoa học dưới đây. Tuy nhiên để có được cách đo đường huyết chính xác nhất bạn vẫn nên làm theo hướng dẫn sử dụng máy chi tiết của từng loại. Dưới đây sẽ chỉ là cách đo chung trên hầu hết những loại máy hiện nay.

Các bước đo đường huyết tại nhà

  • Bước 1: Rửa sạch tay sau đó lau khô bằng một chiếc khăn sạch. Bước làm này nghe thì có vẻ đơn giản vì vậy vẫn có rất nhiều người khi đo lại không để ý. Điều này có thể khiến kết quả không được chính xác.

 

Rửa sạch tay trước khi đo đường huyết

  • Bước 2: Đặt mũi kim vào trong cán giữ kim hoặc là bút lấy máu. Chú ý đưa kim sâu vừa phải.
  • Bước 3: Lấy que thử ra khỏi hộp sau đó phải đậy nắp lại ngay. Những que thử được lấy từ những hộp nứt vỡ hoặc đã quá hạn sử dụng thì không nên dùng.
  • Bước 4: Tiến hành lấy máu: Chích máu ở cạnh phần đầu ngón tay. Lưu ý không chích máu tại chính giữa đầu ngón tay vì nó không những đau mà có thể bạn không lấy đủ máu). Nên xoa nhẹ đầu ngón tay để giúp máu được lưu thông và việc lấy máu sẽ dễ dàng hơn.

Lấy máu ở đầu ngón tay

  • Bước 5: Nhỏ giọt máu vừa lấy được lên trên que thử. Khi nhỏ không được bóp đầu ngón tay. Một số máy đo đường huyết có thể đặt que vào máy trước lúc bạn nhỏ máu.

Mỗi lần đo nên chích máu ở một ngón tay khác. Lưu ý không sử dụng máu tại những ngón tay bị đau.

Đặt que thử vào máy trước

  • Bước 6: Sử dụng một miếng bông sạch rồi để lên trên đầu ngón tay vừa chích lấy máu. Việc làm này sẽ giúp ngăn chặn máu chảy ra. Để que thử vào máy và chờ vài giây để máy đọc kết quả.

Các máy đo đường huyết thường sẽ có thể lưu kết quả nhiều lần. Vì vậy nếu cần bạn có thể dễ dàng xem lại những kết quả trước để so sánh.

Trên đây là bài viết Medishop giúp bạn trả lời câu hỏi rằng có nên đo đường huyết tại nhà hay không? Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết cách đo cũng như kiểm soát tốt chỉ số đường huyết để bệnh nhanh cải thiện hơn.

Thông tin bạn cần biết: 

Tham vấn bởi Bác Sỹ:
bình luận trên bài viết “Chi Tiết Cách Đo Đường Huyết Ngay Tại Nhà Bảo Vệ Gia Đình Khỏi Tiểu Đường

Viết bình luận

Gọi ngay Zalo chat
FB chat