Trong đời sống hàng ngày, nhiệt kế y tế là một dụng cụ rất quen thuộc và phổ biến với mỗi người. Tuy nhiên, bạn có biết đến có những loại nhiệt kế nào ? Cách sử dụng ra sao ? Nên mua loại nào và mua ở đâu để đảm bảo chất lượng ? Hãy cùng Medishop tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nhiệt kế là gì ? Có những loại nhiệt kế nào ?
Nhiệt kế là một dụng cụ được thiết kế để đo nhiệt độ của một vật hoặc điều kiện cụ thể, nhiệt kế được sử dụng rộng rãi, phổ biết trong các lĩnh vực nhưng nổi bật nhất là y tế. Trong y tế, nhiệt kế được sử dụng để đo thân nhiệt cơ thể, nhằm biết được cơ thể có bị sốt hay hạ thân nhiệt không, từ đó mà bản thân, gia đình hay bác sĩ có thể biết được tình trạng sức khỏe để có thể đưa ra những phương pháp chính xác và nhanh chóng.
Hiện nay, trên thị trường các loại nhiệt kế được bày bán với nhiều mẫu mã và cách sử dụng khác nhau, tuy nhiên có 3 loại nhiệt kế chính được sử dụng phổ biến đó là nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại, và nhiệt kế thủy ngân.
Nhiệt kế điện tử
Nhiệt kế điện tử là một loại nhiệt kế dùng công nghệ cảm ứng bức xạ hồng ngoại để đo nhiệt độ. Ngày nay, loại nhiệt kế này được tin dùng vì tính chính xác và tốc độ đo nhanh của nó. Nhiệt kế điện tử ra đời với thao tác đơn giản, nhanh chóng và có kết quả chính xác khiến cho nó có được nhiều sự quan tâm từ phía người tiêu dùng. Về cấu tạo của nhiệt kế điện tử cơ bản gồm 3 phần: bộ phận cảm biến, bộ phận màn hình LCD và nút nguồn.
Nhiệt kế điện tử Microlife
Cách sử dụng nhiệt kế điện tử
Vị trí đo nhiệt độ thường dùng nhất là nách vì tính tiện dụng và dễ kẹp giữ nhiệt kế. Các loại nhiệt kế điện tử cho trẻ sơ sinh và các trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường được thiết kế phù hợp với vị trí đo nhiệt độ tại vùng hậu môn. Sau khi đo, cần vệ sinh sạch sẽ nhiệt kế để dùng cho lần sau.
Trong khi, các loại nhiệt kế điện tử sử dụng cho người lớn thường được dùng để đo nhiệt độ ở miệng. Khi đó, đầu nhiệt kế nên đặt dưới lưỡi và người được đo cần ngậm chặt miệng. Chỉ nên đo nhiệt độ ở miệng trước khi ăn hoặc sau khi ăn uống khoảng 15 phút để hạn chế sai số. Lưu ý, không sử dụng nhiệt kế đo ở miệng để đo nhiệt độ ở hậu môn và ngược lại.
Ưu, nhược điểm nhiệt kế điện tử
Ưu điểm:
Nhiệt kế điện tử an toàn và phù hợp với mọi đối tượng. Sử dụng chất liệu có khả năng chịu va đập nên thường rất bền
Cho kết quả chính nhanh, chính xác chỉ sau 5 - 10 giây.
Đơn giản, dễ sử dụng. Các mẹ có thể dùng để đo ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể bé.
Nhược điểm:
Giá thành cao hơn nhiệt kế thủy ngân.
Nhiệt kế hồng ngoại
Nhiệt kế hồng ngoại là loại nhiệt kế cho phép đo nhiệt độ mà không cần chạm vào người hoặc vật thể, nó dựa trên nguyên lý đo lượng hồng ngoại cơ thể tỏa ra. Loại nhiệt kế hồng ngoại có thể đo trán, đo tai hoặc có những loại tích hợp đo cả trán và đo tai. Cấu tạo nhiệt kế hồng ngoại gồm 3 phần: Phần cảm biến, Màn hình LCD và Các nút điều chỉnh như tắt nguồn bật nguồn, chuyển đổi đơn vị đo và có thể chuyển từ đo nhiệt độ cơ thể người sang đo nhiệt độ phòng
Xem thêm: Cách Sử Dụng Nhiệt Kế Hồng Ngoại Đa Năng Chính Xác Nhất
Nhiệt Kế Hồng Ngoại Đo Trán Microlife
Cách sử dụng nhiệt kế hồng ngoại
Nhiệt kế hồng ngoại đo nhiệt độ ở tai có thể sử dụng cho mọi đối tượng, nhất là trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi, không khiến trẻ quấy khóc vì không gây cảm giác khó chịu. Loại nhiệt kế hồng ngoại này không được khuyến cáo dùng ở trẻ sơ sinh và kết quả đo được bị ảnh hưởng khi có ráy tai. Khi đo chỉ cần đưa đầu nhiệt kế vào bên trong ống tai và ấn nút đo, kết quả sẽ hiển thị sau vài giây.
Nhiệt kế hồng ngoại ở trán thường hay được đặt ở vị trí tương ứng động mạch thái dương. Đưa nhiệt kế tiếp xúc với vùng giữa của trán và rà nhiệt kế ra ngoài về phía vùng thái dương để tìm đỉnh nhiệt độ cao nhất.
Ưu, nhược điểm nhiệt kế hồng ngoại
Ưu điểm:
Sử dụng rất dễ dàng, bạn chỉ cần hướng về vật cần đo sau đó bấm nút và đọc kết quả trên màn hình.
Độ chính xác rất cao, sai số rất nhỏ và thời gian co kết quả nhan trong 3-4 giây
Không cần sự tiếp xúc giữa vật cần đo và nhiệt kế nên hạn chế việc lây bệnh từ người này sang người khác.
Nhược điểm:
Giá thành khá cao
Sản phẩm nhiệt kế này tuy có thời gian cho kết quả nhanh chóng nhưng cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như gió quạt, điều hòa, mồ hôi … gây ảnh hưởng tới kết quả.
Có sử dụng điện năng nên nếu trường hợp điện năng yếu hoặc không đủ sẽ không sử dụng được sản phẩm.
Xem thêm:
Nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế lâu đời nhất và còn là loại được sử dụng nhiều nhất ở các cơ sở y tế cũng như các gia đình nước ta. Cấu tạo: Nhiệt kế thủy ngân cấu tạo gồm 3 phần là: Phần cảm nhận nhiệt độ, ống mao dẫn và phần hiển thị kết quả
Nhiệt kế thủy ngân
Cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế thủy ngân thường được đo ở nách, khi dùng, nhiệt kế cần được kẹp chặt ở hố nách sao cho đầu nhiệt kế tiếp xúc hoàn toàn với vùng da ở đỉnh nách.
Cần nhớ lau khô nách và vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân thấp xuống dưới mức 35,5 độ C. Kết quả được đọc sau ít nhất 5 phút đo. Thân nhiệt chính xác của cơ thể có được bằng cách cộng thêm 0,5 độ C vào kết quả đo được. Nhiệt kế thủy ngân cũng có thể được dùng để đo nhiệt độ ở hậu môn. Trước khi đo cần bôi trơn đầu nhiệt kế, sau đó đẩy trọn đầu nhiệt kế vào hậu môn, khoảng 2 - 3 cm, đọc kết quả sau khoảng 3 phút.
Ưu, nhược điểm nhiệt kế thủy ngân
Ưu điểm:
Giá nhiệt kế khá rẻ so với 2 loại còn lại nên nó tiết kiệm chi phí hơn cho người dùng
Cấu tạo nhiệt kế thủy ngân đơn giản, dễ thao tác và sử dụng.
Có thể sử dụng liên tục cho nhiều người khi đo ở nách.
Nhược điểm:
Thời gian cho kết quả rất lâu từ 3-5 phút, nếu đo cho trẻ nhỏ sẽ khiến trẻ quấy khóc và khó giữ im một chỗ.
Vạch hiển thị kết quả thường rất nhỏ, dễ bị mờ.
Có nguy cơ bị vỡ rất cao, khi vỡ làm bay hơi thủy ngân rất độc và nguy hiểm.
Cần phải sử dụng đúng cách để cho kết quả chính xác nhất vì sử dụng sai sẽ khiến kết quả bị sai lệch.
Nên chọn nhiệt kế loại nào ?
Dựa trên những đánh giá ở trên, có thể thấy việc lựa chọn loại nhiệt kế phù hợp với nhu cầu và an toàn cho người dùng là cực kì quan trọng trong việc đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của con người. Theo Medishop thì nhiệt kế điện tử và nhiệt kế hồng ngoại sẽ thích hợp với mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ cho đến người già, dễ sử dụng, an toàn và đặc biệt độ chính xác cao. Hai loại này cũng đã dần thay thế nhiệt kế thủy ngân do những nguy cơ gây nguy hiểm và được rất nhiều gia đình cũng như cơ sở khám chữa bệnh tin dùng.
Còn nếu bạn sử dụng nhiệt kế với mục đích đo nhiệt độ không khí hay môi trường thì nhiệt kế thủy ngân treo tường sẽ là công cụ phù hợp cho bạn. Vì nhiệt kế thủy ngân có thể đo 24/24 mà không cần phải điều chỉnh, bạn có thể treo tường trong phòng hay đặt trong tủ lạnh để xem nhiệt độ.
Các lưu ý khi mua nhiệt kế
Vì nhiệt kế là một công cụ thiết bị y tế ảnh hưởng đến sức khỏe con người nên bạn cần có những kiến thức trước khi mua sản phẩm này:
Bạn cần chú ý đến cách đo nhiệt kế, vì trên thị trường có đa dạng mẫu mã khác nhau và cách dùng khác nhau do đó khi mua bạn nên hỏi kĩ nhiệt kế bạn mua thì đo ở vị trí nào, thường các nhiệt kế hiện nay sẽ đo ở miệng, nách, trán…
Giá bán các loại nhiệt kế cũng sẽ khác nhau so với từng loại. Nhiệt kế thủy ngân giá 15.000đ - 30.000đ. Nhiệt kế điện tử 60.000đ - 80.000đ. Nhiệt kế hồng ngoại giá 200.000đ- 1.200.000đ cho từng thương hiệu
Nên mua ở các trung tâm và đại lý bán các thiết bị y tế uy tín. Vì nếu bạn mua phải nhiệt kế kém chất lượng thì khi đo sẽ không chính xác, thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng. Mua những nhiệt kế nơi uy tín sẽ giúp bạn tranh thiệt hại tiền và người.
Địa chỉ mua nhiệt kế chất lượng
Hệ thống dụng cụ y khoa Tiến Dũng Medishop.com với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị y tế, chuyên cung cấp các loại dụng cụ y khoa- thiết bị y tế chất lượng cho rất nhiều bệnh viện và người sử dụng. Chúng tôi đảm bảo cung cấp cho thị trường những loại nhiệt kế y tế tốt nhất từ các thương hiệu hàng đầu như Microlife, MDF-USA.
{{https://www.medishop.com.vn/collections/nhiet-ke-do-than-nhiet}}
{{https://www.medishop.com.vn/collections/nhiet-am-ke-do-moi-truong}}
Thông tin bạn cần biết:
- Ba Mẹ Phải Thận Trọng Khi Trẻ Em Bị Cao Huyết Áp
- Huyết Áp Thấp Và Những Nguy Cơ Tiềm Ẩn Nguy Hại
- Những Điều Quan Trọng Cần Biết Về Bệnh Cao Huyết Áp
- Bệnh Huyết Áp Và Những Điều Quan Trọng Cần Biết
- Tại Sao Cần Thường Xuyên Kiểm Tra Huyết Áp?