Danh mục sản phẩm
Hotline: 0906 960 800 Email:

Đừng coi thường hậu quả của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch-Một căn bệnh luôn rình rập với mỗi đối tượng chúng ta, dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó cũng gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu không biết cách điều trị. Vậy, làm thế nào để có thể phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch? Hãy cùng Medishop tìm hiểu và phân tích nhé.

Khái niệm về bệnh suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch giãn ra, phồng lên, có thể nằm nông và nối ngoằn nghoèo dưới da, màu tím hoặc xanh, thường xuất hiện ở chân. Nếu như không điều trị sớm, có thể gây đau và mỏi, gây ra nhiều thay đổi ở da như phát ban, đỏ da và loét da.

Nguyên nhân, triệu chứng và hậu quả của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch thường do nhiều yếu tố như:
  • Di truyền: Tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch
  • Độ tuổi: Tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh suy giảm tĩnh mạch càng cao
  • Tình trạng cơ thể: Béo phì hoặc đang mang thai cũng sẽ có khả năng cao bị suy giãn tĩnh mạch do thay đổi hormone
  • Tính chất công việc: Những công việc đòi hỏi phải đứng nhiều, ít di chuyển sẽ dễ mắc chứng suy giãn tĩnh mạch.

Triệu chứng thường thấy của bệnh

Giai đoạn đầu, bạn sẽ cảm thấy chân trở nên nặng nề hơn, hay mỏi nhức, thỉnh thoảng xuất hiện phù nề ở cẳng và mu bàn chân, khi đi lại sẽ gây đau nhức. Nếu để lâu hơn, bệnh sẽ gây tê, ngứa chân, nặng hơn có thể gây viêm da, xơ cứng và lở loét. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng liên quan, đừng nên chủ quan mà hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để phát hiện sớm và có giải pháp chữa trị kịp thời nhé!

Hậu quả mà suy giãn tĩnh mạch gây ra

Thực tế, suy giãn tĩnh mạch không gây nguy hiểm đến tính mạng, nó chỉ gây cản trở cho cuộc sống hằng ngày của người bệnh, gây khó chịu và mất thẩm mĩ. Tuy nhiên, biến chứng của nó lại vô cùng nguy hiểm, sự hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch sẽ làm tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển và gây tắc mạch máu ở những chỗ khác, trong đó nguy hiểm nhất là gây tắc mạch máu ở phổi, có thể dẫn tới suy hô hấp và tử vong. 

Có 3 biến chứng mà người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể gặp phải nếu không điều trị đúng cách: huyết khối (máu đông), xuất huyết (chảy máu) và loét chân. Các tĩnh mạch giãn to nếu không được lấy bỏ sẽ có nguy cơ tạo lập cục máu đông, gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Các cục máu đông tạo lập trong lòng mạch có thể bong ra, theo dòng máu trôi ngược lên phổi, làm tắc mạch phổi, nguy cơ tử vong cao. Các tĩnh mạch giãn to dần đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Sự rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân do ứ đọng. Tình trạng loét chân do tĩnh mạch là một biến chứng rất khó điều trị.

Vì vậy, để ngăn chặn được bệnh này, chúng ta cần có một chế độ sinh hoạt hợp lí, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đẩy lùi nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch.

Những đối tượng dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch

Những đối tượng dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nhất đó là phụ nữ ngoài 30 tuổi; những người làm việc trong môi trường phải đứng nhiều, ít di chuyển; hay bị đau, nặng và mỏi chân vào chiều tối. Những người béo phì, ít vận động luyện tập thể thao cũng có nguy cơ cao mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Nếu bạn là một trong số những trường hợp trên, nên nhanh chóng đến có cơ sở chuyên khoa về mạch máu để được chuẩn đoán và điều trị sớm.

Cách chữa trị suy giãn tĩnh mạch

Tùy vào từng cấp độ mà sẽ có cách chữa trị khác nhau như phẫu thuật, điều trị bằng thảo dược tự nhiên hay đeo vớ y khoa.
  • Phẫu thuật: Các bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để đưa các mạch máu giãn ra hoặc thắt lại để ngưng hoạt động của chúng. Tuy nhiên có thể xảy ra nhiều rủi ro trong quá trình phẫu thuật.
  • Điều trị bằng thảo dược: Sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên với dược tính mạnh, kết hợp với phương pháp châm cứu hồi phục những tĩnh mạch bị yếu, làm tan đông, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu về tim. Tuy nhiên biện pháp này khá tốn kém, phải kiên trì điều trị.
  • Sử dụng vớ y khoa: Hiện nay đang là biện pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng, bệnh nhân vẫn có thể hoạt động bình thường trong quá trình sử dụng vớ, tiết kiệm chi phí hơn và hiệu quả hơn.

Vớ y khoa là gì?

Khác với các loại vớ thông thường, vớ y khoa được thiết kế dành riêng nhằm phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch. Loại vớ này giúp tạo áp lực đều đặn lên cơ cẳng chân, cổ tay từ đó giúp đưa máu về tim giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, bàn tay, giảm sưng phù và ngăn hình thành cục máu đông.

 

Các loại vớ y khoa thông dụng

Mỗi bộ phận trên cơ thể đều có một loại vớ riêng, với những công dụng và cách sử dụng khác nhau như:
  • Vớ y khoa dạng đùi: là loại vớ y khoa được sử dụng và điều trị chứng giãn tĩnh mạch ở đùi hoặc chân, trong các loại vớ y khoa thì đây là sản phẩm có kích thước dài nhất và tiếp xúc với diện tích da lớn nhất.
  • Vớ y khoa dạng gối: là sản phẩm dùng để điều trị giãn tĩnh mạch từ phần đầu gối trở xuống mà thôi, cách sử dụng đơn giản và diện tích tiếp xúc ít hơn so với dạng đùi.
  • Vớ y khoa dạng gót: sản phẩm này chỉ điều trị giãn tĩnh mạch ở phần gót chân và bàn chân, có kích thích nhỏ gọn và dễ sử dụng.
  • Vớ y khoa dạng tay: đây là vớ y khoa được sản xuất để điều trị giãn tĩnh mạch ở phần tay. Loại này được sử dụng không phổ biến bởi trường hợp suy giãn tĩnh mạch ở tay thấp hơn là ở chân.

Tìm hiểu thêm công dụng của vớ y khoa : Công dụng của vớ y khoa trong điều trị suy giãn tĩnh mạch

Mang vớ y khoa như thế nào cho đúng?

Trước tiên bạn nên chọn cho mình vớ y khoa phù hợp nhất với kích thước cơ thể. Khi sử dụng vớ y khoa, các bạn nên kiểm tra xem mức độ tạo áp lực có quá lớn tới nỗi gây đau cơ hay không? Đặc biệt là ở miệng vớ rất có thể vì thít chặt cho nên khiến cho bị đau cơ và ngăn dòng máu chảy qua. Các bạn cũng nên thường xuyên quan sát và theo dõi những vấn đề liên quan tới tuần hoàn máu tại những nơi đeo vớ.

Trong trường hợp bạn cảm thấy chân, tay hoặc những nơi dùng vớ y khoa có cảm giác bị tê hay châm chích thì nên liên hệ với bác sĩ. Bị tê, châm chích hoặc da tái xanh chính là biểu hiện của việc tuần hoàn máu lưu thông khó khăn, các bạn cần lựa chọn loại vớ y khoa khác cho phù hợp hơn. Ngoài ra thì cứ mỗi khoảng 3 tháng cho tới 6 tháng thì các bạn nên thay vớ y khoa một lần.

Địa chỉ mua vớ y khoa uy tín

Hiện nay, vớ y khoa được bán phổ biến tại các nhà thuốc, các bệnh viện trên toàn quốc. 

Nếu như các bạn băn khoăn chưa biết nên mua vớ y khoa ở đâu uy tín và chất lượng, thì có thể liên hệ với Hệ Thống Dụng Cụ Y Khoa Tiến Dũng. Đơn vị đã từng thực hiện rất nhiều hợp đồng về đồ dùng, thiết bị y tế cùng với các bệnh viện lớn nhỏ trên toàn quốc. Một số hình thức liên hệ mà bạn có thể sử dụng dưới đây:

  • Website: medishop.com.vn
  • Điện thoại :0906 960 800
  • Email: medishopvn@gmail.com
  • Địa chỉ 1: 570 Nguyễn Chí Thanh, P.7, Q.11
  • Địa chỉ 2: 360 Nguyễn Văn Nghi, P.7, Q. Gò Vấp
  • Địa chỉ 3:

Hi vọng bài viết sẽ mang lại cho các bạn những hiểu biết cần thiết về bệnh suy giãn tĩnh mạch, cách đề phòng và chữa trị một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.

{{https://www.medishop.com.vn/collections/vo-y-khoa}}

Thông tin bạn cần biết:

Tham vấn bởi Bác Sỹ:
bình luận trên bài viết “Đừng coi thường hậu quả của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Viết bình luận

Gọi ngay Zalo chat
FB chat