Viêm xoang hay viêm mũi xoang là bệnh rất phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau như virus, vi khuẩn, vi nấm, dị ứng (triệu chứng nhảy mũi, ngứa mũi, sổ mũi trong, ngứa mắt, nghẹt mũi) và có liên quan đến môi trường ô nhiễm , khói bụi.
Viêm xoang là gì?
Đối tượng dễ bị viêm xoang
- Những người dễ mắc viêm xoang nhất trước hết phải kể đến những người có cơ địa dị ứng. Dị ứng với bụi, với lông,... dễ gây ngứa mũi và hắt hơi nhiều.
- Tiếp đến là nhóm người bị viêm nhiễm các vùng lân cận với mũi như viêm tai, tắc mũi, viêm amidan, viêm họng,...
- Nhóm tiếp theo là người người có dị hình cấu trúc giải phẫu như: Vách ngăn mũi dày, vẹo, lệch hoặc mào vách ngăn.
- Tiếp theo phải kể đến nhóm người nghiện thuốc lá, mắc bệnh đường hô hấp, suy giảm hệ thống miễn dịch lại thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi, nấm mốc,...
- Nhóm đối tượng cuối cùng là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ bởi lúc này sức đề kháng rất yếu, dễ bị xâm nhập bởi các vi khuẩn.
Phân loại bệnh viêm xoang
Phân loại dựa trên diễn biến của bệnh
- Viêm xoang cấp: Tình trạng viêm xoang diễn ra trong một thời gian ngắn, thường đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Nếu điều trị và chăm sóc tốt viêm xoang cấp sẽ khỏi hoàn toàn.
- Viêm xoang mạn: Do tình trạng viêm mũi xoang cấp không được điều trị khỏi, có ít nhất 4 đợt cấp tái phát gây tắc lỗ thông xoang, các xoang chứa dịch hay mủ. Để điều trị viêm mũi xoang mạn cần điều trị thuốc kết hợp với thủ thuật. Một số trường hợp do bất thường giải phẫu cần phẫu thuật điều trị nguyên nhân.
Phân loại theo vị trí viêm xoang
Viêm xoang sàng
- Viêm xoang sàng trước: Ở trường hợp này, thấy chảy dịch nhày ra khe trước và giữa của mũi, dịch nhầy sẽ bị ứ đọng ở mũi, gây tắc nghẽn và đau nhức gốc mũi.
- Viêm xoang sàng sau: Lúc này, dịch nhầy sẽ qua khe mũi sau xuống phía vòm họng, gây cảm giác khó chịu, người bệnh sẽ có cảm giác vướng họng và phản xạ khạc nhổ đờm liên tục. Nếu bệnh diễn biến nặng có thể gây ra các triệu chứng nặng nề như đau nhức ở đỉnh đầu, có thể gây ảnh hưởng đến thị giác.
- Viêm cả 2 xoang sàng: Là cả xoang sàng trước và sau bị viêm gây tắc nghẽn lưu thông dịch. Người bệnh thường xuyên bị ngạt mũi, chảy nước mũi, có đờm ứ đọng ở cổ và luôn muốn khạc đờm.
- Viêm xoang sàng ở trẻ em: Bệnh viêm xoang sàng ở nhóm đối tượng trẻ em thường cần phải theo dõi. Vì có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm đường hô hấp, có khi diễn biến cấp tính ảnh hưởng tới khả năng nhìn, biến chứng nội sọ. Cần điều trị cấp cứu.
Viêm xoang trán
Viêm xoang trán thường đi kèm với viêm xoang sàng trước
- Đau, nhức thường xuất hiện ở phía trên ổ mắt, vùng chân mày
- Tình trạng đau nhức có xu hướng tăng dần từ sáng cho đến giữa trước
- Chảy dịch mủ nhiều, sau khi chảy dịch thì cơn đau dịu dần xuống nhưng thường đến chiều lại bắt đầu tái diễn
- Đưa mắt qua lại đôi khi cũng gây đau, dùng tay ấn vào vùng trên hố mắt sẽ thấy đau nhói
- Bệnh nhân thường xuyên bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, có thể bị đau đầu kéo dài
Viêm xoang bướm
Một số triệu chứng nhận thấy viêm xoang bướm:
- Nghẹt mũi, chảy dịch mũi có thể trong suốt, vàng hoặc xanh nhạt
- Đau ở giữa hai hốc mắt, trên đỉnh đầu và lan ra phía sau gáy
- Độ nhạy của mũi kém đi do dây thần kinh khứu giác bị ảnh hưởng
- Có thể ảnh hưởng tới thị lực, gây mờ mắt, giảm thị lực
- Chảy dịch ra phía sau họng nhiều hơn so với các dạng viêm xoang khác, còn gây hiện tượng hôi miệng.
- Các triệu chứng khác có thể thấy như sốt, viêm tai giữa, viêm họng...
Viêm xoang hàm
- Người bệnh thường có các vấn đề về răng miệng, thường dẫn tới viêm xoang hàm.
- Thấy có dịch chảy ra từ khe mũi, gây ngạt mũi, chảy nước mũi. Dịch có thể có mùi khó chịu.
- Đau nhức ở hai bên má, ấn vào vị trí rãnh mũi má thấy đau nhiều.
- Khi bị viêm xoang hàm có thể dẫn tới một số biến chứng như áp-xe ổ mắt, lây sang các xoang khác.
Viêm đa xoang
- Chảy dịch mũi kéo dài lượng nhiều, màu sắc có thể xanh hay vàng, trong nhiều trường hợp còn có lẫn máu hoặc mủ.
- Đau nặng đầu thường xuyên, đau nhức vùng thái dương, trán, xung quanh mắt, đỉnh đầu và lan ra vùng sau gáy.
- Có thể kèm theo giảm thị lực và giảm khả năng ngửi.
- Mệt mỏi ăn không ngon.
- Sốt nhẹ.
- Có dịch chảy ra họng, nên luôn có cảm giác vướng và, khó chịu ở cổ họng, muốn khạc đờm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang
Có rất nhiều yếu tố gây nên triệu chứng viêm mũi xoang, cụ thể như sau:
Nhiễm nấm, virus, vi khuẩn
Các loại nấm, vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong các xoang làm tổn thương tế bào lông chuyển ở lớp niêm mạc xoang, chất nhầy bị ứ đọng khiến cho luồng không khí lưu thông bị cản trở, dẫn đến viêm nhiễm.
Cơ địa dị ứng
Những người thường hay bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thời tiết lạnh, phấn hoa, lông chó mèo, môi trường khói bụi,… rất dễ bị viêm mũi xoang. Nguyên nhân được cho là do tình trạng dị ứng khiến niêm mạc mũi bị phù nề, dẫn đến tắc các lỗ thông xoang gây nhiễm trùng xoang.
Sức đề kháng kém
Nếu trong trường hợp sức đề kháng bị suy yếu sẽ không thể thực hiện tốt chức năng ngăn chặn các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, gây suy yếu niêm mạc hô hấp dẫn đến bệnh viêm mũi xoang và nhiều căn bệnh khác.
Thói quen sinh hoạt, vệ sinh kém
Mũi là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài và dễ bị bám bụi bẩn. Cho nên, nếu người bệnh không vệ sinh cá nhân đầy đủ, sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển bên trong, làm tăng nguy cơ viêm xoang và khiến bệnh tái phát. Bên cạnh đó, nếu bạn không thường xuyên rửa tay, rửa mặt, vi khuẩn sẽ nhân cơ hội vào mũi gây bệnh.
Chấn thương
Hoạt động hoặc chơi các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền,… khiến cơ thể có khả năng bị chấn thương mạnh, tạo nên những vết bầm, tụ máu, phù nề, vùng mũi xoang có mảnh xương bị gãy dẫn đến bít lỗ thông dịch nhầy xoang.
Bơi, lặn
Bơi, lặn cũng là các tác nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm mũi xoang bạn nên cẩn trọng. Chất clo có trong hồ bơi có tác dụng phụ là làm sưng tấy khoang mũi, dẫn đến viêm nhiễm mô, xoang mũi.
Triệu chứng khi mắc bệnh viêm xoang
Khi bị viêm mũi xoang, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng như:
- Đau nhức đầu vùng trán, thái dương hoặc gò má.
- Ho dai dẳng, kéo dài, đặc biệt ho nhiều hơn vào ban đêm.
- Dịch mũi chảy xuống vùng họng, dịch có thể chuyển sang màu xanh hoặc vàng, có thể kèm mủ và có mùi hôi do vi khuẩn phát sinh.
- Bệnh nhân có thể bị nghẹt mũi, tắc mũi một hoặc cả hai bên mũi.
- Suy giảm khứu giác, khó khăn trong việc ngửi mùi, thậm chí không ngửi thấy mùi.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu, có cảm giác đau răng ở hàm trên.
- Ngứa mũi, nghẹt mũi và hắt hơi liên tục.
- Đau hoặc sưng xung quanh khu vực mắt, khiến tầm nhìn bị hạn chế.
- Sốt,…
Các mẹo điều trị viêm xoang bằng phương pháp dân gian
Chữa viêm xoang mãn tính bằng lá lốt
Những loại cây có tinh dầu như lá lốt có thể hỗ trợ điều trị viêm xoang tương đối tốt. Trong đông y, lá lốt là một thảo dược có vị cay, tính ấm giúp tán hàn, khai thông mũi, giảm đau nhức đầu.
Cách làm:
- Lấy một nắm lá lốt tươi rửa sạch và để ráo.
- Xay nhuyễn hoặc giã nát để lọc được nước cốt lá lốt.
- Đựng nước cốt trong lọ thuốc nhỏ mũi và dùng 2-3 lần/ngày.
- Nước cốt lá lốt chỉ nên dùng trong ngày và làm mới vào hôm sau.
Chữa viêm xoang mãn tính bằng cây ngũ sắc
Ngũ sắc được rất nhiều người bệnh ưa dùng trong điều trị viêm xoang do vừa có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, làm loãng dịch vừa chống dị ứng rất hiệu quả. Ngoài ra, trong cây ngũ sắc có chứa đến 2% tinh dầu với tác dụng chống vi khuẩn gây viêm xoang như Staphylococus aureus, Bacillus subtilis, Pseudomonas aeruginosa.
Hoa ngũ sắc chứa hàm lượng tinh dầu cao và có nhiều hoạt chất kháng khuẩn, tiêu sưng
Cách làm:
- Bỏ phần rễ cây ngũ sắc, chỉ lấy thân cây, lá và hoa rửa sạch và để ráo.
- Sau đó xay nhuyễn để lọc lấy nước cốt và đựng trong lọ nhỏ mũi.
- Mỗi ngày lấy dung dịch hoa ngũ sắc nhỏ 2-3 lần để đào thải dịch viêm
Chữa viêm xoang mãn tính từ tỏi
Trên thực tế tỏi là một thảo dược quý vì trị được mọi bệnh viêm đường hô hấp trên. Từ viêm họng, viêm amidan đến viêm mũi xoang. Sở dĩ tỏi cho nhiều công dụng đến vậy là nhờ hoạt chất Allicin được hình thành sau khi nghiền nát. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên có tính diệt khuẩn phổ rộng, ức chế nấm và còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Tỏi và mật ong là hai nguyên liệu quen thuộc dùng để trị các bệnh liên quan đến hô hấp như viêm xoang
Cách làm:
- Tỏi sau khi bóc bỏ thì trộn cùng với mật ong theo tỷ lệ 1 phần tỏi – 2 phần mật ong.
- Sau đó cho hỗn hợp này vào xay nhuyễn và dùng bông vệ sinh để thấm nước cốt tỏi – mật ong.
- Bôi trực tiếp hỗn hợp nước cốt vào trong niêm mạc mũi và để trong khoảng 5 phút.
Xem thêm: Cách trị bệnh viêm mũi xoang cực hay không tốn nhiều thời gian
Phương pháp phòng tránh bệnh viêm xoang khi trái gió trở trời
Để phòng ngừa bệnh Viêm xoang hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
- Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.
- Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
- Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm.
- Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
- Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài, ví dụ nước vào tai thi có thể nghiêng đầu nhảy để nước ra ngoài sau đó lấy tăm bông lau khô. Nếu nước vào mũi thì không được xì cả 2 mũi liền, làm như vậy nước càng dễ vào trong, hãy lấy 1 tay bịt một bên lại và xì lần lượt từng bên một, nước sẽ bị xì ra ngoài mà không gây tổn thương cho mũi.
- Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
- Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang.
Vậy bệnh viêm xoang có chữa khỏi không? Có nguy hiểm không?
Theo đánh giá của các chuyên gia thì bệnh viêm xoang có thể điều trị tích cực dựa trên việc làm giảm các triệu chứng của bệnh chứ rất khó để điều trị dứt điểm. Ngoài ra, tùy theo triệu chứng, mức độ nặng nhẹ của bệnh, thời gian mắc bệnh vừa gần đây hay đã mãn tính, có xuất hiện biến chứng hay không mà việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao hay thấp, nhanh hay chậm.
Vì vậy, có thể thấy việc điều trị bệnh viêm xoang không hề dễ dàng, việc điều trị dứt điểm lại càng khó hơn. Bởi vậy, người bệnh nên tránh việc tin vào những quảng cáo về thuốc chữa viêm xoang dứt điểm vì không những bệnh không khỏi mà còn gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến việc chữa trị viêm xoang ngày càng khó khăn hơn.
Một số biến chứng của bệnh viêm xoang mà người bệnh cần biết khi người bệnh chủ quan và lơ là trong việc trị bệnh:
- Nhiễm trùng xương
- Áp-xe não
Vì vậy, hãy thường xuyên thăm khám nếu có bất kỳ dấu hiệu không ổn nào để tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.
Mong rằng bài viết tổng quan về Bệnh Viêm Xoang đến từ Medishop sẽ giúp các bạn có đầy đủ thông tin về bệnh để từ đó có thể chăm sóc sức khỏe hô hấp của bản thân và gia đình tốt hơn.
Thông tin hữu ích bạn nên biết:
- Không Còn Nỗi Lo Viêm Xoang Khi Đã Có Máy Hút Mũi Đúng Cách
- Sản Phẩm Nệm Chống Loét Chất Lượng Cao Hiện Nay
- Tổng Hợp Các Loại Nhiệt Kế Hồng Ngoại Đa Năng Tốt Nhất Hiện Nay
- Chữa Viêm Xoang Cho Mẹ Bầu Cực Hay Bạn Cần Biết Ngay
- Đai Nẹp Y Tế- Dụng Cụ Hỗ Trợ Phục Hồi Chức Năng Sau Chấn Thương
- Top 3 Máy Xông Khí Dung Mũi Họng Tốt Nhất Hiện Nay