Danh mục sản phẩm
Bài Viết Tham Khảo
Hotline: 0906 960 800 Email:
Bài Viết Tham Khảo

Những Điều Quan Trọng Cần Biết Về Bệnh Cao Huyết Áp

Huyết Áp Cao là một bệnh lý liên quan tới tim mạch nguy hiểm, cao huyết áp được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm mà không có triệu chứng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, nghĩa là trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị tăng huyết áp.

Thế nào là cao huyết áp?

Huyết áp cao là khi áp lực máu ở hệ thống động mạch tăng cao. 

Chỉ số huyết áp như thế nào gọi là cao?

Huyết áp bao gồm huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) chỉ trị số huyết áp trên và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) chỉ trị số huyết áp dưới. 
 
Khi trị số huyết áp tâm thu > 140mmHg và huyết áp tâm trương > 90mmHg thì được xem là tăng huyết áp.

Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp

Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp có thể như đau đầu, khó thở, chảy máu cam,...
 
Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

Nguyên nhân gây cao huyết áp

Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân và được gọi là huyết áp vô căn. Loại này thường do di truyền. 

Rượu, bia, thuốc là là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp

  • Đối với huyết áp thứ phát: nguyên nhân đến từ hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp,...hoặc đến từ tác dụng của thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5-10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp. 
  • Tăng huyết áp thai kỳ là dạng tăng huyết áp đơn thuần nhưng thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Nguyên nhân của các dạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai này có thể là do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,...

Huyết áp cao có gây nguy hiểm không?

Hội chứng tăng huyết áp rất nguy hiểm và được coi là “Kẻ giết người thầm lặng”. 
 
Cao huyết áp không phải lúc nào cũng thể hiện ra triệu chứng rõ ràng. Thế nhưng nó lại có thể dẫn tới tổn thương động mạch và tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, và suy tim. Các bộ phận khác của cơ thể như thận, chân tay và mắt cũng có thể bị tổn thương. 
 
Huyết áp cao không được kiểm soát làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm đau tim và đột quỵ.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp

Sau đây là một số đối tượng phổ biến của bệnh cao huyết áp:
  • Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duytrì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp.
  • Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này.
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp bao gồm:

  • Thừa cân béo phì.

  • Lối sống tĩnh tại, lười vận động.

  • Ăn uống không lành mạnh.

  • Ăn quá nhiều muối.

  • Sử dụng lạm dụng rượu, bia, thuốc lá.

  • Căng thẳng thường xuyên.

Huyết áp cao ở người trẻ

Tăng huyết áp ở người trẻ (dưới 35 tuổi) là dạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay với tỉ lệ người mắc khoảng 5% - 12%. Tình trạng huyết áp tăng cao gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe và hiệu quả công việc. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp ở người trẻ làm sớm hình thành vữa xơ động mạch và tiến triển sớm các bệnh lý tim mạch. 

Tỉ lệ người trẻ mắc bệnh tăng huyết áp hiện nay là 5-12%

Ở người trẻ, tăng huyết áp thường có chỉ số huyết áp dưới cao, ví dụ 120/95mmHg. Dấu hiệu không điển hình của tăng huyết áp ở người trẻ có thể gặp như khó kiềm chế cảm xúc, dễ nóng giận, dễ mất tập trung, dễ ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp...

Cao huyết áp ở người già

Tăng huyết áp là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi. Do sự lão hóa, động mạch trở nên xơ cứng và ít mềm dẻo, tình trạng vữa xơ động mạch làm tăng sức cản ngoại biên, vì vậy người cao tuổi thường có biểu hiện tăng  huyết áp tâm trương. tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, có thể gây ra các biến chứng ở nhiều cơ quan như não, thận, mắt, tim mạch. 
 
Bệnh cao huyết áp nguyên phát chiếm khoảng 90%, gặp hầu hết ở lứa tuổi trung niên và tuổi già do những thay đổi cơ chế gây co hoặc giãn mạch. Huyết áp cao ở người lớn tuổi thường là tăng số huyết áp trên, ví dụ 170/80mmHg.

Điều trị bệnh cao huyết áp như thế nào?

Mục tiêu điều trị cao huyết áp là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép, thường là dưới 140/90 mmHg đối với mức huyết áp mục tiêu chung. Dưới đây là một số phương pháp điều trị và phòng ngừa cao huyết áp tại nhà: 

Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh

Duy trì lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày).
  • Tập thể dục đều đặn, vừa sức.
  • Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn.
  • Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc.
  • Tránh nhiễm lạnh đột ngột.
  • Kiểm soát tốt các bệnh liên quan.
  • Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp.

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp

Nếu như thay đổi lối sống không đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo toa. 
 
Hãy lưu ý về tình hình sức khỏe trước và sau khi dùng thuốc để thông báo cho bác sĩ về các tác dụng không mong muốn trong khi dùng thuốc theo phác đồ. Dùng thuốc thường xuyên để bình ổn huyết áp. Điều trị tăng huyết áp là điều trị cả đời. Không tự ý ngừng điều trị, cần phải tham vấn bác sĩ chuyên khoa.
 
Mong rằng qua bài viết về Bệnh Tăng Huyết Áp của medishop.com bạn đọc sẽ có thêm thông tin hữu ích trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe huyết áp cho bản thân và gia đình. 
Tham vấn bởi Bác Sỹ:
bình luận trên bài viết “Những Điều Quan Trọng Cần Biết Về Bệnh Cao Huyết Áp

Viết bình luận

Gọi ngay Zalo chat
FB chat