Danh mục sản phẩm
Hotline: 0906 960 800 Email:

Giải đáp thắc mắc: xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

Tiểu đường là căn bệnh không hiếm gặp hiện nay, đặc biệt đối với người già – đây là bệnh lý mãn tính khiến cho lượng đường trong máu tăng cao, có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bệnh nhân. Do vậy, dịch vụ xét nghiệm tiểu đường cũng trở nên phổ biến rộng rãi trong thời điểm hiện tại. Nhưng một câu hỏi đặt ra là xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không và phải lưu ý thêm những gì để có kết quả xét nghiệm chuẩn xác nhất? Hãy cùng Medishop tìm kiếm câu trả lời ngay trong bài viết này nhé!

Nguyên tắc khi xét nghiệm tiểu đường

Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không đang là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra. Theo nguyên tắc, để có kết quả kiểm tra đường huyết chính xác nhất, người bệnh không nên ăn bất kỳ thứ gì trước khi lấy máu xét nghiệm trong khoảng thời gian ít nhất là 8 tiếng. Tại sao cần phải làm như vậy?

Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

Bởi sau khi ăn, chất dinh dưỡng có trong đồ ăn sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi sang năng lượng đi nuôi cơ thể; tức là lượng đường hoặc mỡ trong máu sẽ tăng lên rất cao. Chính vì vậy, nếu làm xét nghiệm vào lúc này sẽ cho ra kết quả không chính xác, hay nói rõ hơn là chênh lệch khá lớn so với lượng đường thực tế. Cho nên việc nhịn ăn là điều cần thiết và quan trọng trước khi làm xét nghiệm.
Đặc biệt, đối với những người sắp đi vào ca mổ, phải nhịn ăn để dạ dày có đủ thời gian tiêu hóa thật sạch các loại thức ăn có trong đó. Do trong quá trình thực hiện phẫu thuật, cơ thể thường xảy ra phản ứng co thắt tự vệ, nểu trong dạ dày vẫn còn thức ăn, co thắt sẽ khiến cho chúng chạy ngược lên thực quản và lọt vào khí quản, điều này rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây ra trường hợp ngừng thở rồi dẫn đến tử vong với tỉ lệ rất cao. Đây là lý do vì sao các bệnh nhân trước khi được tiến hành thực hiện các cuộc phẫu thuật liên quan đến dạ dày luôn được các bác sĩ chỉ định nhịn ăn trong khoảng thời gian khá dài.

Xét nghiệm tiểu đường trước phẫu thuật

Trường hợp nào xét nghiệm tiểu đường không cần nhịn ăn?

Trước khi xét nghiệm tiểu đường, bệnh nhân thường được các bác sĩ chỉ định nhịn ăn ít nhất là 8 tiếng. Tuy nhiên, trong trường hợp kiểm tra glucose ngẫu nhiên, tức là không liên quan tới bữa ăn; máu được lấy từ cánh tay trước khi đem đi phân tích thì bạn không cần phải để bụng đói. Và sau khi được phân tích:
  • Nếu lượng đường trong cơ thể là 11,1mmol/L trở lên và có xuất hiện các triệu chứng liên quan đến bệnh tiểu đường thì được kết luận là đã bị bệnh.
  • Nhưng nếu lượng glucose thấp hơn 11,1 mmol/L và không có triệu chứng nào thì cần phải thực hiện thêm một vài xét nghiệm nữa như kiểm tra đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm dung nạp glucose rồi mới đưa ra kết luận.

Kết quả khi xét nghiệm tiểu đường

Trong tình huống bạn đang bị bệnh tiểu đường, ngoài việc xét nghiệm đường huyết lúc đói còn được chỉ định thực hiện kiểm tra dung nạp qua đường uống. Cụ thể hơn, người bệnh sẽ được lấy máu lần hai sau 2 tiếng tính từ thời điểm uống nước có chứa 75gr đường.
  • Nếu lượng đường huyết cao hơn hoặc bằng 200 mg/L thì có thể đi đến kết luận bệnh nhân đã bị đái tháo đường.
  • Nếu lượng đường huyết dao động trong khoảng 140 – 199 mg/dL, điều này cũng được xem là giai đoạn tiền đái tháo đường.

Những lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Không chỉ phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm tiểu đường, mà bệnh nhân cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích như chè, thuốc lá, cà phê,….. khi lấy máu để kết quả chuẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Về nguyên tắc, chỉ những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến đường, mỡ, tim mạch, gan mật thì mới phải nhịn đói khi xét nghiệm tiểu đường. Còn lại, các xét nghiệm bệnh khác như HIV, suy thận, cường giáp thì bạn vẫn có thể ăn uống bình thường trước khi đi kiểm tra.
Như vậy, sau khi theo dõi bài viết này, chắc hẳn bạn đã có thể tự giải đáp thắc mắc xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không? Để kết quả kiểm tra sức khỏe chuẩn xác, đánh giá đúng tình trạng bệnh lý thì bạn hãy nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy mẫu và tránh dùng chất kích thích. Với bài viết trên đây, Medishop luôn hi vọng bạn cùng với các thành viên trong gia đình có một sức khỏe thật dồi dào, năng lượng tràn trề, trang bị đầy đủ kiến thức để sống khỏe - sống có ích.
Thông tin bạn cần biết:
Tham vấn bởi Bác Sỹ:
bình luận trên bài viết “Giải đáp thắc mắc: xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

Viết bình luận

Gọi ngay Zalo chat
FB chat