Danh mục sản phẩm
Bài Viết Tham Khảo
Hotline: 0906 960 800 Email:
Bài Viết Tham Khảo

Nhận Biết Về Bệnh Tiểu Đường Điều Trị Sớm Giảm Nguy Cơ Tử Vong

Tiểu đường hiện nay là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Theo thống kê của Bộ Y Tế trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh ở nước ta tăng 211%, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người trẻ tuổi hơn cũng dần tăng cao. 

Thế nào là bệnh tiểu đường? 

Tiểu dường là gì?

Tiểu đường (đái tháo đường) là thuật ngữ đề cập đến một nhóm bệnh ảnh hưởng lượng đường trong máu (glucose). Glucose rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng lượng cần thiết cho các tế bào cấu tạo nên cơ và mô, đồng thời đóng vai trò chính trong những hoạt động của não.

Ba loại tiểu đường chính thường gặp là tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và trong thai kì

Hiện nay, các dạng tiểu đường thường gặp nhất là đái tháo đường tuýp 1, 2 và tiểu đường thai kỳ.

Xem thêm: Kiểm soát được bệnh tiểu đường nhớ máy đo đường huyết

Triệu chứng nhận biết các loại tiểu đường

Các triệu chứng, dấu hiệu bệnh tiểu đường ở mỗi người có thể khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều có một số biểu hiện chung như:
  • Thường xuyên cảm thấy đói và khát.
  • Sụt cân.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Nhìn mờ.
  • Cực kỳ mệt mỏi.
  • Các vết loét không lành.
Ở nam giới, triệu chứng bệnh tiểu đường còn có thể bao gồm giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương (ED) và yếu cơ. Trong khi đó, những biểu hiện bệnh tiểu đường ở nữ giới sẽ có thêm nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nấm men và da khô, ngứa.

Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là gì?

Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi cơ thể không sản xuất được insulin. Những người mắc bệnh sẽ phải dùng insulin nhân tạo mỗi ngày.

Dấu hiệu của tiểu đường tuýp 1

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể bao gồm:

  • Cực kỳ đói.
  • Thường xuyên khát.
  • Sụt cân không chủ ý.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Mờ mắt.
  • Mệt mỏi.

Các biểu hiện bệnh cũng có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng.

Nguyên nhân bị bệnh tiểu đường tuýp 1

Ở người bị tiểu đường tuýp 1, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, gây suy giảm nồng độ hormone này trong cơ thể. Lượng insulin quá thấp sẽ khiến glucose tiếp tục ở lại trong máu thay vì tiến vào tế bào, từ đó gây ra mức đường huyết cao.

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số giả thuyết cho rằng các yếu tố di truyền và môi trường có thể dẫn đến tình trạng này.

Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin. Không giống như tiểu đường tuýp 1, ở người mắc dạng đái tháo đường này, các tế bào không phản ứng hiệu quả với insulin như trước đây mặc dù cơ thể vẫn tạo ra insulin. 

Xem thêm: 10 câu hỏi thường gặp về máy đo tiểu đường

Dấu hiệu của tiểu đường tuýp 2

Những biểu hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp có thể kể đến như:

  • Thường xuyên thấy đói và khát.
  • Đi tiểu nhiều.
  • Mờ mắt.
  • Mệt mỏi.
  • Vết loét chậm lành.

Bệnh cũng có thể gây nhiễm trùng định kỳ do nồng độ glucose tăng cao khiến cơ thể khó lành hơn.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2

Trong bệnh tiền đái tháo đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào cơ thể trở nên kháng insulin và tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để chống lại sức đề kháng này. Thay vì di chuyển đến các tế bào, glucose sẽ tích tụ trong máu, dẫn đến mức đường huyết tăng.
 

Tương tự đái tháo đường tuýp 1, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định nguyên nhân bị tiểu đường tuýp 2 là gì. Tuy nhiên, một số yếu tố đã được chứng minh có liên quan đến vấn đề này, bao gồm:

  • Di truyền.
  • Yếu tố môi trường.
  • Thừa cân.
  • Trên 45 tuổi.
  • Lười vận động.
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc được chẩn đoán bị tiền đái tháo đường.
  • Bị tăng huyết áp, cholesterol cao hoặc triglyceride cao.

Tiểu đường thai kì

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Đây là giai đoạn cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ mang thai đều bị tiểu đường. Bên cạnh đó, bệnh có thể hết sau khi sinh.

Phụ nữ mang thai nhạy cảm với bệnh tiểu đường

Các dạng bệnh tiểu đường ít phổ biến hơn gồm tiểu đường đơn gene (monogenic diabetes) và tiểu đường do xơ nang (cystic fibrosis-related diabetes).

Nhận biết tiểu đường ở giai đoạn thai kì

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đều không có bất kỳ triệu chứng nào. Bác sĩ thường phát hiện tình trạng khi cho làm xét nghiệm đường huyết thông thường hoặc xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. Các xét nghiệm này thường được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ.

Trong một số ít trường hợp, một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng sẽ bị khát nước hoặc đi tiểu nhiều hơn.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong thời gian mang thai, nhau thai sẽ tiết hormone để duy trì thai kỳ. Những hormone này khiến các tế bào trong cơ thể kháng insulin hơn.
Thông thường, tuyến tụy sẽ sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy vẫn không thể sản xuất kịp. Khi điều này xảy ra, lượng glucose đến các tế bào giảm và mức đường huyết tăng lên, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nếu bạn:

  • Thừa cân.
  • Trên 25 tuổi.
  • Từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc có con sinh ra nặng trên 4kg.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Tiểu đường có nguy hiểm không? 

"Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm đến tính mạng hay không?" có lẽ là băn khoăn của nhiều người. 

Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường liên quan tới tim mạch, gây đột quỵ

Bệnh tiểu đường là nhóm bệnh chuyển hóa gây ảnh hưởng đến khả năng sản sinh hoặc sử dụng insulin của cơ thể, hormone giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Tiểu đường rất nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, thận hoặc đột quỵ đối với người bệnh. Vì vậy có thể thấy bệnh tiểu đường ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

{{https://www.medishop.com.vn/collections/may-duong-huyet}}

Đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường

Đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người bình thường: 
  • Người trên 40 tuổi.
  • Người béo phì hoặc thừa cân, đặc biệt là những người béo bụng.
  • Có người thân đời thứ nhất như anh chị em ruột hoặc bố, mẹ đẻ bị đái tháo đường.
  • Ít hoạt động thể lực hoặc làm công việc văn phòng, ít vận động.
  • Bị cao huyết áp.
  • Có rối loạn mỡ máu.
  • Có bệnh mạch vành, có tăng axit uric máu (hoặc bị bệnh gout).
  • Những phụ nữ có tiền sử đẻ con to trên 4kg hoặc đã được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ. Qua theo dõi lâu dài các bệnh nhân tiểu đường thai kỳ, các nhà khoa học phát hiện tỉ lệ tiến triển thành bệnh thực sự là rất cao, có thể lên tới 20%.
  • Đã được chẩn đoán có rối loạn dung nạp glucose hoặc có tăng đường máu lúc đói trước đó.
  • Những phụ nữ bị đa u nang buồng trứng. Những người này có hiện tượng kháng insulin làm giảm tác dụng của insulin nên dễ bị đái tháo đường

Cách phòng ngừa tiểu đường

Chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì trọng lượng hợp lý và thường xuyên vận động cũng góp phần kiểm soát tiểu đường hợp lý.

Ăn uống khoa học kết hợp hoạt động thể chất đều đặn giúp phòng tránh tiểu đường

  • Ăn uống lành mạnh: Cần tập trung vào chế độ ăn nhiều trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, cắt giảm chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế và đồ ngọt.
  • Hoạt động thể chất: Tập thể dục có thể làm giảm mức đường trong máu bằng cách giúp glucose di chuyển vào các tế bào.
Đối với mẹ bầu cần phải theo dõi lượng đường trong máu nhiều lần trong quá trình mang thai. Nếu nó cao, thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp giảm mức đường huyết.
 
Hi vọng rằng bài viết tổng hợp thông tin chung về bệnh Tiểu Đường của medishop.com sẽ đưa đến bạn đọc những kiến thức hữu ích. Giúp cho việc chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình tốt hơn. 
Tham vấn bởi Bác Sỹ:
bình luận trên bài viết “Nhận Biết Về Bệnh Tiểu Đường Điều Trị Sớm Giảm Nguy Cơ Tử Vong

Viết bình luận

Gọi ngay Zalo chat
FB chat