Bạn đang cần tìm máy trợ thính cho trẻ điếc bẩm sinh? Bạn không biết được có nên sử dụng, hoặc là nên dùng máy trợ thính nào cho trẻ là tốt nhất? Hãy đừng lo lắng, bài viết này sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin về điếc bẩm sinh, cũng như là những điều cần biết để lắp máy trợ thính cho trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý về việc tuỳ tiện dùng máy trợ thính cho người bị điếc.
Cùng tìm hiểu về máy trợ thính cho trẻ bị điếc bẩm sinh.
1. Trẻ bị điếc bẩm sinh? Nguyên nhân và cách đề phòng
Điếc bẩm sinh là hiện tượng bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước khi tìm hiểu về máy trợ thính cho trẻ điếc bẩm sinh thì chúng ta sẽ cùng đề cập tới nguyên nhân, cũng như là cách đề phòng cho trẻ bị điếc bẩm sinh.
1.1 Nguyên nhân trẻ bị điếc bẩm sinh
Nguyên nhân gây ra điếc bẩm sinh cho trẻ được chia ra làm 2 loại đó là chủ quan và khách quan, và dù là loại nào đi chăng nữa thì cũng là bởi 5 lý do phổ biến dưới đây:
Di truyền
PSD là một loại gen đã được tìm ra bởi các nhà khoa học. Đây là loại gen khiến cho trẻ nhỏ bị điếc bẩm sinh. Nếu như mẹ hoặc cha của trẻ đã bị điếc bẩm sinh thì lúc sinh con ra cũng có khả năng cao bị điếc. Thậm chí có những trường hợp thính lực của bố mẹ bình thường nhưng con thì lại mang gen này cho nên vẫn bị điếc ngay từ sau khi sinh ra.
{{https://www.medishop.com.vn/collections/may-tro-thinh}}
Chất kích thích
Một số các loại chất kích thích, đặc biệt là ma túy đã khiến cho cơ thể con người bị suy giảm miễn dịch. Đặc biệt là trong thời kỳ mang thai nếu sử dụng ma túy thì sự phát triển của thai nhi bị can thiệp gây nên dị tật. Các dị tật không nhất thiết là bị điếc, thế nhưng đây vẫn là nguy cơ.
Trong giai đoạn đầu tiên của thời kỳ mang thai, thai nhi rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài khiến cho bào thai bị tổn thương, dẫn tới thai nhi phát triển không bình thường. Điếc bẩm sinh là một hậu quả của sử dụng ma túy khi mang thai.
Sinh non
Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến cho việc lắp đặt máy trợ thính cho trẻ điếc bẩm sinh trở nên phổ biến hơn, bởi sinh non cũng khiến cho trẻ gặp phải nguy cơ dị tật. Theo như thống kê thì khoảng 4% những trường hợp trẻ bị điếc bẩm sinh là do sinh non, lúc này các cơ quan và thính giác của trẻ chưa được phát triển đầy đủ.
Sinh non dẫn dễ khiến trẻ bị điếc bẩm sinh.
Thêm nữa là nếu trẻ được sinh ra trước 8 tháng tuổi thì có 5% bị mắc phải điếc bẩm sinh khi lên tới 5 tuổi. Càng sinh non bao nhiêu thì nguy cơ mắc phải điếc bẩm sinh càng cao bấy nhiêu bởi tai của trẻ bị sinh non rất dễ thương tổn.
Bệnh truyền nhiễm
Một số virus hoặc là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây từ mẹ sang con. Khi những loại virus hoặc bệnh lý này lây sang thai nhi thì sự phát triển của thai nhi không được đảm bảo, có nguy cơ bị dị tật. Đặc biệt là một số bệnh truyền nhiễm thông qua đường tình dục cũng có thể gây nên điếc bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Bị tai biến
Trong quá trình mang thai nếu như người mẹ bị tai biến như là ngạt thở, vàng da, sinh non, khó sinh... thì cũng hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý có thể cần phải lắp máy trợ thính cho trẻ điếc bẩm sinh trong tương lai. Đặc biệt là khi trẻ sinh ra có cân nặng nhẹ (dưới 3kg) mà còn cần phải sử dụng các loại thuốc liên quan tới hô hấp thì nguy cơ điếc bẩm sinh rất cao.
Môi trường
Ngay trong thời kỳ mang thai, nếu như người mẹ sống ở trong môi trường có âm thanh ồn ào hoặc quá lớn thì cũng có nguy cơ khiến cho trẻ bị điếc bẩm sinh. Thông thường thì nhiều người hay cho thai nhi nghe nhạc tuy nhiên cũng là trong điều kiện cho phép, nếu như tần số âm thanh môi trường vào khoảng 20Hz cho tới 15000Hz thì tỷ lệ trẻ bị điếc là hoàn toàn có thể xảy ra.
Sinh non dẫn dễ khiến trẻ bị điếc bẩm sinh.
1.2 Cách đề phòng
Từ những nguyên nhân gây nên điếc bẩm sinh kể trên, chúng ta có thể thấy rằng nguyên nhân có thể là do khách quan hoặc chủ quan. Dù lý do như nào đi nữa, thì để hạn chế được tối đa gây ra điếc bẩm sinh, chúng ta cũng cần chăm sóc sức khỏe thật tốt.
Các bạn hãy thường xuyên thăm khám để nắm bắt được tình hình sức khỏe, xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Các bạn cũng nên chú ý tới môi trường sống và thực hiện tiêm phòng đầy đủ, việc này giúp giảm thiểu được khả năng điếc bẩm sinh của trẻ.
2. Có nên dùng máy trợ thính cho trẻ điếc bẩm sinh
Vậy thì liệu chúng ta có nên lắp máy trợ thính cho trẻ điếc bẩm sinh hay không? Để biết được điều này thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thông thường thì tất cả các trường hợp điếc bẩm sinh đều có thể lắp máy trợ thính, tuy nhiên để đảm bảo thì các bạn nên đi thăm khám và xin tư vấn từ bác sĩ. Tùy thuộc vào mức độ điếc, độ tuổi, sức khỏe và điều kiện khác nhau mà cách xử lý cũng khác nhau.
Trước khi lắp máy trợ thính cho trẻ, thì các bạn cần phải cho trẻ thông qua các bước thăm khám như sau:
- Soi tai để biết có các vấn đề gì về tai không?
- Đo nhĩ lượng để đánh giá được các chức năng của tai.
- Đo thính lực đơn âm.
- Đo điện thính giác thân não để đánh giá dẫn truyền của thần kinh lên não.
- Chụp CT để đánh giá có vấn đề gì không nếu phẫu thuật (bước này không bắt buộc).
- Đổ khuôn tai nếu như các bạn xác định muốn lắp máy trợ thính.
Hãy thăm khám và xin tư vấn của bác sĩ để lắp máy trợ thính.
3. Loại máy trợ thính phù hợp cho trẻ em bị khiếm thính
Trong trường hợp cần phải mua và sử dụng máy trợ thính cho trẻ điếc bẩm sinh, thì chúng ta cần phải lựa chọn máy trợ thính dựa vào những tiêu chí như thế nào?
Chất liệu
Máy trợ thính được làm từ nhiều chất liệu khác nhau tùy vào từng loại. Đối với trẻ nhỏ thì bạn nên lựa chọn những chất liệu mang tính an toàn cao và có thể chống nước như là nhựa ABS. Các núm tai nghe được làm từ silicon mềm mại cũng giúp cho trẻ thoải mái hơn. Dây đeo của máy trợ thính thì cần bền và chắc, có khả năng chống nước.
Chức năng
Máy trợ thính là thiết bị có khả năng khuếch đại âm thanh. Tùy thuộc vào mức độ điếc bẩm sinh hoặc là nhu cầu mà các bạn lựa chọn sao cho phù hợp. Một số sản phẩm còn có khả năng lọc âm, chống vang hoặc là gia tăng bán kính âm thanh nghe được. Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá được chất lượng của máy trợ thính.
Pin/Sạc
Máy trợ thính cho trẻ điếc bẩm sinh có thể được chạy bằng sạc pin hoặc là pin tiểu. Đây ka năng lượng và ảnh hưởng tới thời lượng hoạt động của máy trợ thính. Nếu như bạn cần máy trợ thính có thể chạy được lâu và đảm bảo tuổi thọ lâu dài thì nên lựa chọn sản phẩm có pin lâu một chút.
Tùy thuộc vào nhu cầu để lựa chọn máy trợ thính sao cho phù hợp
Giá thành
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy trợ thính khác nhau, giá thành giao động từ 300.000 vnđ cho tới cả triệu đồng. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà các bạn lựa chọn sao cho thích hợp. Thậm chí có những loại máy trợ thính dạng cấy ốc tai thì có giá rất cao. Tất nhiên là tiền nào của nấy, giá thành cao thì chất lượng cũng sẽ đảm bảo hơn.
Ngoài ra các bạn có thể xin tư vấn từ bác sĩ để lựa chọn được sản phẩm thích hợp nhất cho trường hợp của mình. Cũng như những trường hợp điếc nặng điếc sâu thì nên dùng máy trợ thính như thế nào.
4. Cách sử dụng và vệ sinh máy trợ thính cho trẻ điếc bẩm sinh
Cách sử dụng máy trợ thính cho bé cũng như là quá trình vệ sinh hay bảo quản hết sức dễ dàng. Tuy nhiên thì trong khi dùng hoặc vệ sinh thì các bạn nên có một số chú ý, giúp máy trợ thính có được hiệu quả tốt để sử dụng.
- Không nên để máy trợ thính bị dính nước hoặc ướt bởi đồ công nghệ rất kị nước.
- Nếu máy trợ thính bị ướt, hãy tháo pin và để khô hoặc dùng máy sấy để sấy thật nhẹ nhàng.
- Có thể dùng máy hút ẩm hoặc đồ hút ẩm để vệ sinh cho máy trợ thính nếu bị dính nước.
- Không để máy trợ thính ở những chỗ quá nóng như gần bếp hoặc dưới ánh nắng.
- Nếu làm rơi thiết bị, hãy nhặt lên và vệ sinh trước khi sử dụng lại.
- Khi dùng máy trợ thính, không nên dùng các dụng cụ tạo hình cho tóc (gel, sáp, kem dưỡng...).
- Không dùng nước rửa bát, bột giặt, xà phòng, hóa chất... để vệ sinh máy trợ thính.
- Khi không sử dụng máy trợ thính, hãy cất đi bằng cách cho vào miếng vải mỏng.
- Thường xuyên vệ sinh tai sau khi dùng máy trợ thính.
- Thỉnh thoảng nên tháo máy trợ thính ra để máy được thông thoáng hơn.
- Thông thường điếc bẩm sinh diễn ra ở trẻ nhỏ, cho nên hãy lựa chọn máy dạng đeo sau tai để dễ sử dụng hơn.
Trên đây là những thông tin cần thiết mà Medishop mang lại nếu như bạn cần sử dụng máy trợ thính cho trẻ điếc bẩm sinh. Mong rằng các bạn sẽ lựa chọn được máy trợ thính tốt nhất đối với trẻ nhà mình. Chúc các bạn mạnh khỏe.
Thông tin bạn cần biết:
- Tổng Hợp Các Loại Nhiệt Kế Hồng Ngoại Đa Năng Tốt Nhất Hiện Nay
- Top 3 Máy Hút Mũi Tốt Nhất Hiện Nay Gia Đình Nào Cũng Cần
- Đừng coi thường hậu quả của bệnh suy giãn tĩnh mạch
- So sánh máy massage cầm tay và máy massage xung điện
- Top 3 Máy Xông Khí Dung Mũi Họng Tốt Nhất Hiện Nay