Danh mục sản phẩm
Hotline: 0906 960 800 Email:

Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em Và Cách Chữa Thảo Dược Cực Hay

Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng là một dạng phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân gây dị ứng. Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ do sức đề kháng kém, tập trung ở trẻ dưới 6 tuổi (chiếm tỉ lệ từ 75% - 80% số trẻ ở độ tuổi này). 
 

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ
 
Đây là một bệnh lý làm cho mũi chảy nhiều nước hơn, khi trẻ nằm xuống nước mũi chảy xuống họng khiến trẻ ho. Ở nhiều trẻ biểu hiện của bệnh cũng không rõ khiến ba mẹ nhầm tưởng là tình trạng viêm mũi thông thường. 
 
Cũng như người lớn, viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ có hai loại: 
  • Viêm mũi dị ứng có chu kỳ: Bệnh chỉ xuất hiện khi thời tiết chuyển lạnh, thời điểm giao mùa, đầu mùa lạnh hay đầu mùa nóng, mùa xuân mùa hoa nở, có nhiều phấn hoa. 
  • Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ: Bệnh xuất hiện không theo mùa, bùng phát quanh năm nếu gặp điều kiện thuận lợi. Bệnh nhân bị bệnh thường gặp các triệu chứng sổ mũi vào lúc sáng sớm thức dậy, sau đó tự giảm đi trong ngày. Tuy nhiên, chúng lại tái phát thường xuyên khi gặp luồng gió, bụi bẩn. 

Xem thêm bài viết đang được quan tâm: Bà Bầu Bị Viêm Mũi Dị Ứng? Các Mẹo Trị Dân Gian Hữu Hiệu Nhất

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Cũng giống như tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng ở các đối tượng khác, dấu hiện bệnh ở trẻ em cũng tương tự. Bố mẹ cần chú ý đến những biểu hiện thất thường ở bé để chủ động đưa con mình đi khám, điều trị ngăn chặn bệnh diễn biến nghiêm trọng. 
 
Một số triệu chứng viêm mũi dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ có thể kể đến như:
 

Sổ mũi, quấy khóc,...là một số triệu chứng chung của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em
  • Trẻ bị sổ mũi, quấy khóc. 
  • Ngứa mũi, chảy nước mũi có màu trong.
  • Trẻ hắt xì liên tục.
  • Trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè, nhiều trường hợp gây khó thở, nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện chứng ngừng thở. 
  • Trẻ bị đau họng, đau đầu, nhức mắt, ù tai.
  • Trẻ mệt mỏi, bỏ ăn, mất ngủ về đêm.
  • Một số trường hợp nặng hơn trẻ có thể bị chảy máu cam.
Đặc biệt ở những trẻ bị viêm mũi dị ứng không theo mùa, bệnh khởi phát quanh năm sẽ có những biểu hiện đặc trưng như: Trẻ thở bằng miệng, thói quen quẹt mũi, quấy khóc, lười ăn, bỏ ăn,...
 
Đối với đối tượng trẻ sơ sinh viêm mũi dị ứng sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Các chứng bệnh nếu diễn tiến sang mãn tính, kéo dàu, tái phát sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.

Xem ngay: Chuyên gia y khoa nói gì về máy xông mũi họng?

Kinh nghiệm trị viêm mũi dị ứng cho trẻ em bằng thảo dược

Chữa bằng lá lốt

Các chất như piperin, piperdin có trong lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng hiệu quả. Đây là "dược liệu" có vị cay, được dân gian đúc kết rằng có thể chữa được chứng viêm mũi dị ứng, đau đầu, bệnh cúm, cảm lạnh mà không gây kích ứng khiến trẻ cảm thấy khó chịu. 
 
Cách thực hiện:
  • Rửa sạch lá lốt sau đó đun với nước sôi trong khoảng 15 phút.
  • Sử dụng nước lá lốt để xông mũi nhằm loại bỏ hoàn toàn các dịch nhầy, nước mũi, bụi bẩn xuất hiện trong mũi của bé. 

Lá lốt là một trong những thực phẩm có khả năng giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng cho trẻ

Lưu ý khi sử dụng lá lốt xông cho bé: 

  • Phải để khoảng cách xông hơi cho bé vừa đủ, tránh tình trạng nước quá nóng gây cảm giác rát, đau đớn hay thậm chí là khiến bé bị bỏng. 
  • Không nên thực hiện xông mũi bằng lá lốt quá thường xuyên (chỉ nên làm 2 - 3 lần một tuần) bởi có thể gây khô niêm mạc mũi, khiến hệ hô hấp của bé dễ tổn thương hơn do vi khuẩn, virus xâm nhập.

Chữa bằng tinh dầu bạc hà

Lá bạc hà thường được sử dụng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là tình trạng viêm mũi dị ứng cho trẻ em nhờ các hoạt chất sinh học như: L-method, methy acetat, L-a-pine.
 

Chữa bệnh bằng tinh dầu bạc hà cũng là một phương pháp được nhiều bố mẹ dụng

Cách sử dụng:

  • Sử dụng tinh dầu bạc hà như một hoạt chất để xông mũi hàng ngày. Mỗi lần xông tinh dầu chỉ nên nhỏ từ 2-3 giọt vào nước sôi. 
  • Xông tinh dầu bạc hà trong khoảng 10-15 phút, không nên thực hiện quá lâu. 

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc hà: 

  • Giữ khoảng cách từ nơi xông tinh dầu đến mặt, để tránh nước quá nóng gây ra tình trạng khô ráp niêm mạc mũi. 
  • Theo kinh nghiệm chữa bệnh viêm mũi dị ứng cho bé, không nên dùng cho bé dưới 2 tuổi.

Xem thêm: 10 Kinh Nghiệm Vàng Bỏ Túi Khi Mua Máy Hút Mũi Tự Động

Chữa bằng hạt gấc

Hạt gấc có tác dụng sát trùng, ngăn chặn tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi. Vitamin A, E trong hạt gấc sẽ kích thích tái tạo lại những tổn thương niêm mạc mũi, giúp hệ hô hấp được cải thiện đáng kể. 
 

Hạt gấc cũng là một "bài thuốc dân gian" được tin dùng

Cách thực hiện: 

  • Nướng khoảng 20 - 25 hạt gấc đen trên bếp đến khi phần vỏ bên ngoài chuyển sang trạng thái hơi cháy. Sau đó nghiền nhỏ số hạt đã nướng. 
  • Cho phần hạt đã nghiền vào bình thủy tinh và đổ rượu vào. Ngâm từ 3 - 5 ngày là có thể sử dụng để bôi lên sống mũi giúp cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng.

Lưu ý khi sử dụng hạt gấc:

  • Bảo quản rượu hạt gấc nơi thông thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Không sử dụng cho trẻ em dưới 9 tuổi bởi có thể gây kích ứng, ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ nhỏ. 

Trẻ bị viêm mũi dị ứng lâu ngày có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ là một bệnh thường gặp, dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Hơn nữa, nếu không được điều trị hợp lý và dứt điểm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cho trẻ như viêm tai, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản,... Gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ.
 
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ khó điều trị hoàn toàn, thường xuyên tái phát vì cơ chế gây bệnh liên quan đến dị ứng. Chất dị ứng xuất hiện nhiều trong môi trường sống vì vậy chỉ khi loại bỏ hoàn toàn các chất dị ứng, không để trẻ tiếp xúc với chúng nữa thì mới mong trị khỏi bệnh. Trên thực tế đây là điều không dễ thực hiện. 
 
Xem thêm: 

Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm mũi dị ứng

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết đột ngột, nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để có biện pháp điều trị hợp lý, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc. Đồng thời, tìm hiểu nguyên nhân dị ứng cho trẻ, để hạn chế không cho trẻ tiếp với dị nguyên gây dị ứng. 
 
Viêm mũi dị ứng khiến trẻ thường xuyên cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt. Để giúp trẻ bớt khó chịu hơn, bố mẹ nên chú ý: 
  • Giữ ấm cơ thể trẻ, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.
  • Thường xuyên vệ sinh khu vực bé ở sạch sẽ, thoáng khí.
  • Vệ sinh tai mũi họng cho bé sạch sẽ mỗi ngày.
  • Tăng cường đủ chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ phòng ngừa điều trị chứng bệnh.
  • Tránh sử dụng thuốc xịt mũi hoặc nước xả vải. Vì đây có thể là căn nguyên khiến viêm mũi dị ứng ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Giúp trẻ tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, chống lại các di nguyên gây bệnh. 
  • Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiện bệnh, bố mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế để khám và điều trị. 
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em tuy không quá nguy hiểm nhưng tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tới cuộc sống hàng ngày. Do vậy, các ông bố bà mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi...
 
Hy vọng bài viết Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em Và Cách Chữa Thảo Dược  từ Medishop sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về căn bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ để có cách xử lý kịp thời.
Tham vấn bởi Bác Sỹ:
bình luận trên bài viết “Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em Và Cách Chữa Thảo Dược Cực Hay

Viết bình luận

Gọi ngay Zalo chat
FB chat